Việt Nam tặng bản đồ có Hoàng Sa cho Bảo tàng Lịch sử châu Âu

Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:

  18/06/2022 14:39

In bài viết

Mới đây, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Hùng Sơn đã trao tặng lãnh đạo Bảo tàng lịch sử châu Âu tấm bản đồ “An Nam Đại Quốc họa đồ” và đây là lần đầu tiên bảo tàng tiếp nhận một vật phẩm của Việt Nam.
Lần đầu tiên, Việt Nam làm chủ nhà Hội nghị toàn thể Hiệp hội các trung tâm gìn giữ hòa bình châu Á-Thái Bình Dương năm 2022Lần đầu tiên, Việt Nam làm chủ nhà Hội nghị toàn thể Hiệp hội các trung tâm gìn giữ hòa bình châu Á-Thái Bình Dương năm 2022
Việt Nam có 8 học sinh đạt giải tại Olympic Vật lý Châu Á-Thái Bình DươngViệt Nam có 8 học sinh đạt giải tại Olympic Vật lý Châu Á-Thái Bình Dương

“An Nam Đại Quốc họa đồ” do Giám mục người Pháp Jean-Louis Taberd thực hiện, xuất bản tại Serampore (Ấn Độ) năm 1838, có kích thước 84 x 45cm.

Tính đến thời gian xuất bản năm 1838, nước ta chưa từng có một bản đồ nào lớn rộng và ghi chép khá đầy đủ địa danh như họa đồ này. Tất cả địa danh trên bản đồ, kể cả các địa danh thuộc Trung Hoa, Lào và Campuchia, đều được viết bằng chữ Quốc ngữ, còn chú dẫn thì sử dụng cả chữ Quốc ngữ, chữ Latin và chữ Pháp.

Điều đặc biệt trên bản đồ là hình một cụm đảo ở giữa Biển Đông với dòng chữ “Paracel seu Cát Vàng” (Paracel hoặc Cát Vàng), theo cách gọi của người Việt đương thời thì đó chính là Hoàng Sa.

Ông Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, trao tấm bản đồ An Nam Đại Quốc họa đồ cho bà Simina Badica, giám tuyển lưu trữ, Bảo tàng Lịch sử châu Âu. (Ảnh: Hương Giang/TTXVN)
Ông Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, trao tấm bản đồ “An Nam Đại Quốc họa đồ” cho bà Simina Badica, giám tuyển lưu trữ, Bảo tàng Lịch sử châu Âu. (Ảnh: Hương Giang/TTXVN)

Ông Nguyễn Hùng Sơn cho biết việc trao tặng bản đồ “An Nam Đại Quốc họa đồ” là một sáng kiến của Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, qua đó cho thấy sự hợp tác rất gần gũi giữa Việt Nam và Bỉ trên nhiều khía cạnh chính trị, văn hóa, lịch sử.

Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được người Pháp ghi là bãi Cát Vàng sẽ giúp cho bạn bè châu Âu hiểu về lịch sử Biển Đông và thực trạng của Biển Đông hiện nay.

Đại diện Bảo tàng lịch sử châu Âu Simina Badica, giám tuyển lưu trữ cho biết, Bảo tàng hiện lưu trữ và trưng bày các vật phẩm của hơn 200 quốc gia và đây là lần đầu tiên bảo tàng tiếp nhận một vật phẩm của Việt Nam. Đồng thời, bà Simina Badica bày tỏ hy vọng việc hợp tác, trao đổi với Việt Nam trong lĩnh vực lịch sử, văn hóa sẽ tiếp tục mở rộng.