LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG 2022

Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:

QUỐC HỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Luật số: 06/2022/QH15

Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2022

 

LUẬT

THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Thi đua, khen thưởng.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyềntrình tự và thủ tục thi đua, khen thưởng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình người Việt Nam; cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thi đua là hoạt động có tổ chức do người có thẩm quyền phát động với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể, hộ gia đình.

2. Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích trong thi đua.

3. Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

4. Sáng kiến là giải pháp có tính mới về kỹ thuật, quản lý, tác nghiệpứng dụng tiến bộ kỹ thuật mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực đã được áp dụng tại cơ sở, có khả năng nhân rộng và được cấp có thẩm quyền công nhận.

5Bộ, ban, ngành, tỉnh bao gồm Bộ, cơ quan ngang Bcơ quan thuộc Chính phủTòa án nhân dân tối caoViện kiểm sát nhân dân tối caoVăn phòng Trung ương Đảng, các ban của Đảng và tương đương ở trung ươngVăn phòng Quốc hộiVăn phòng Chủ tịch nướcKiểm toán nhà nước; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

6. Năm tròn là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”.

Điều 4. Mục tiêu của thi đua, khen thưởng

1. Mục tiêu của thi đua là nhằm động viên, thu hút, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể, hộ gia đình phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Mục tiêu của khen thưởng là nhằm khuyến khích, động viên cá nhân, tập thể, hộ gia đình hăng hái thi đua; ghi nhận công lao, thành tích của cá nhân, tập thể, hộ gia đình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 5. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng

1. Việc thi đua được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch;

b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

2. Việc khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

a) Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời;

b) Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được;

c) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó;

d) Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.

Điều 6. Danh hiệu thi đua

1. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân.

2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể.

3. Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình.

Điều 7. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua

1. Phong trào thi đua.

2. Thành tích thi đua.

3. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.

Điều 8. Các loại hình khen thưởng

1. Khen thưởng công trạng là khen thưởng cho cá nhân, tập thể thường xuyên có thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Khen thưởng đột xuất là khen thưởng kịp thời cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình lập được thành tích xuất sắc đột xuất.

3. Khen thưởng phong trào thi đua là khen thưởng cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do cấp có thẩm quyền phát động, chỉ đạo trong thời gian cụ thể hoặc thi đua theo chuyên đề phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước.

4. Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia hoạt động lâu dài trong các giai đoạn cách mạng hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, có công lao, thành tích đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

5. Khen thưởng theo niên hạn là khen thưởng cho cá nhân thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có thành tích, có quá trình công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân.

6. Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Điều 9. Hình thức khen thưởng

1. Huân chương.

2. Huy chương.

3. Danh hiệu vinh dự nhà nước.

4. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”.

5. Kỷ niệm chương.

6. Bằng khen.

7. Giấy khen.

Điều 10. Căn cứ xét khen thưởng

1. Thành tích đạt được.

2. Tiêu chuẩn khen thưởng.

3. Điều kiện và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích.

Điều 11. Quỹ thi đua, khen thưởng

1. Quỹ thi đua, khen thưởng được hình thành trên cơ sở ngân sách nhà nước, từ quỹ thi đua, khen thưởng của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, sự đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, cá nhân, tổ chức nước ngoài và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

2. Quỹ thi đua, khen thưởng được dùng để chi tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; chi thưởng đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho thành tích đạt được trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chi in, làm hiện vật khen thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình.

3. Bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị lập quỹ thi đua, khen thưởng để chi tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện chính sách, chế độ về khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật.

4. Người ra quyết định khen thưởng có trách nhiệm chi thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng do cấp mình quản lý; trường hợp Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định khen thưởng thì cơ quan đã đề nghị khen thưởng quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 83 của Luật này có trách nhiệm chi thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng do cấp mình quản lý.

5. Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng.

Điều 12. Hiện vật khen thưởng

1. Hiện vật khen thưởng là sản phẩm đặc biệt, được Nhà nước bảo hộ để tặng cho tập thể, hộ gia đình, tặng hoặc truy tặng cho cá nhân khi được cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng, gồm huân chương, huy chươnghuy hiệu của danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”danh hiệu “Anh hùng Lao động, danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốckỷ niệm chương; bằng, cờgiấy khen của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.

2. Chính phủ quy định chi tiết mẫu, màu sắc, số sao, số vạch cho từng loại, hạng huân chương, huy chươnghuy hiệu của danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, danh hiệu “Anh hùng Lao động”, danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”kỷ niệm chương; chất liệu, kích thước khung các loại huân chương, huy chương, bằngcờ, giấy khen của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởngthủ tục cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng.

Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích để khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến; đánh giá thành tích; chịu trách nhiệm về quyết định khen thưởng và việc trình cấp trên khen thưởng.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm áp dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa về quản lý công tác thi đua, khen thưởng.

3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trậntrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và có trách nhiệm sau đây:

a) Tuyên truyền, vận động, động viên các đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng;

b) Tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức các phong trào thi đua;

c) Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng.

4. Cơ quan báo chí có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và thường xuyên tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; tích cực tham gia phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc; phổ biến, nêu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, góp phần cổ vũ, khích lệ phong trào thi đua. Công tác tuyên truyền phản ánh đúng kết quả của phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kịp thời phản ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.

5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị tham mưu, giúp việc về công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm sau đây:

a) Tham mưu, đề xuất thực hiện công tác thi đua, khen thưởng;

b) Tham mưu phát động phong trào thi đua; xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung thi đua;

c) Hướng dẫn, đôn đốckiểm tra việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; tiếp nhận, xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởngtrình cấp có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng;

d) Tham mưu sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua.

Điều 14. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức Việt Nam khi nhận hình thức khen thưởng của cá nhân, tổ chức nước ngoài

1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam khi nhận hình thức khen thưởng của cá nhân, tổ chức nước ngoài phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng ý hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 15. Hành vi bị nghiêm cấm trong thi đua, khen thưởng

1. Tổ chức thi đua, khen thưởng trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước; lợi dụng thi đua, khen thưởng để vụ lợi.

2. Cản trở, nhũng nhiễu, tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng.

3. Kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen thưởng.

4. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị, quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trái pháp luật.

5. Sử dụng hiện vật khen thưởng trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, tác động xấu đến xã hội.

6. Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng trái quy định của pháp luật.

Chương II

TỔ CHỨC THI ĐUA, DANH HIỆU THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA

Điều 16. Hình thức, phạm vi tổ chức thi đua

1. Hình thức tổ chức thi đua gồm:

a) Thi đua thường xuyên;

b) Thi đua theo chuyên đề.

2. Phạm vi tổ chức thi đua gồm:

a) Toàn quốc;

b) Bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương;

c) Cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp tổ chức;

d) Cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Điều 17. Nội dung tổ chức phong trào thi đua

1. Xác định mục tiêu, phạm vi, đối tượng, nội dung và tiêu chí, thời gian, kế hoạch, biện pháp tổ chức phong trào thi đua.

2. Phát động, triển khai, thực hiện phong trào thi đua.

3. Kiểm tra, giám sát phong trào thi đua.

4. Tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến.

5. Sơ kết, tổng kết và khen thưởng.

Điều 18. Thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua

1. Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi toàn quốc.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu ban, ngành phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi ngành và lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi địa phương.

4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 19. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân

1. “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

2. Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh.

3. “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

4. “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.

Điều 20. Danh hiệu thi đua đối với tập thể, hộ gia đình

1. Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm:

a) “Cờ thi đua của Chính phủ”;

b) Cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

c) “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”;

d) “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”;

đ) Xãphường, thị trấn tiêu biểu;

e) Thôn, tổ dân phố văn hóa.

2. Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình là “Gia đình văn hóa”.

Điều 21. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được lựa chọn trong số những cá nhân có 02 lần liên tục được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Có sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả và có khả năng nhân rộng trong toàn quốc hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa họccông trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.

2. Người đứng đầu Bộ, ban, ngành, tỉnh xem xét, công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc của sáng kiếnđề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòngBộ trưởng Bộ Công an xem xét, công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.

Điều 22. Danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh

1. Danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được lựa chọn trong số những cá nhân có 03 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

b) Có sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả và có khả năng nhân rộng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa họccông trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quảcó phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân.

2. Người đứng đầu Bộ, ban, ngành, tỉnh xem xét, công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh của sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa họccông trình khoa học và công nghệ.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòngBộ trưởng Bộ Công an xem xét, công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân.

Điều 23. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”

Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

1. Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”;

2. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có sáng kiến được cơ sở công nhận hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa họccông trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được đơn vị công nhận.

Điều 24. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”

1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” để tặng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên;

b) Có tinh thần tự lực, tự cườngđoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua.

2. Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” để tặng cho quân nhân, công nhâncông chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; dân quân thường trực, dân quân tự vệ cơ động; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩcông nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” để tặng cho công nhân, nông dân, người lao động không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lao độngsản xuất có hiệu quả, tích cực tham gia phong trào thi đua và hoạt động xã hội;

b) Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có đạo đức, lối sống lành mạnh, đoàn kết, tương trợgiúp đỡ mọi người trong cộng đồng.

4. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” cho cá nhân trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.

5. Bộ Quốc phòng quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” đối với dân quân thường trực, dân quân tự vệ cơ động.

6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 25. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”

1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng hằng năm cho tập thể tiêu biểu xuất sắc trong số các tập thể dẫn đầu cụm, khối thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh tổ chức và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắchoàn thành vượt các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác.

2. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương tổ chức.

3. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động có thời gian thực hiện từ 05 năm trở lên khi sơ kết, tổng kết phong trào.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 26. Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh

1. Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của cụm, khối thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh tổ chức và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Hoàn thành vượt các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác.

2. Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua theo chuyên đề do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên khi tổng kết phong trào.

3. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh.

Điều 27. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”

1. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” để tặng hằng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;

b) Tích cực tham gia phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;

c) Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất là 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

d) Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

đ) Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều nàycó 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất là 70% cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”.

3. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”.

Điều 28. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”

1. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” để tặng hằng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

b) Tham gia phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;

c) Có ít nhất là 70% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;

d) Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này, có ít nhất là 70% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

3. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”.

Điều 29. Danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu

1. Danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu để tặng hằng năm cho xã, phường, thị trấn dẫn đầu phong trào thi đua cấp huyện và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giao;

b) Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển;

c) Đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú;

d) Môi trường an toàn, thân thiện, cảnh quan sạch đẹp;

đ) Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn và việc xét tặng danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu trên cơ sở khung tiêu chuẩn do Chính phủ quy định.

Điều 30. Danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa

1. Danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa để tặng hằng năm cho thôn, tổ dân phố trong phạm vi cấp xã đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đời sống kinh tế ổn định và phát triển;

b) Đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú;

c) Môi trường an toàn, thân thiệncảnh quan sạch đẹp;

d) Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước; giữ vững trật tự, an toàn xã hội; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương;

đ) Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn và việc xét tặng danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa trên cơ sở khung tiêu chuẩn do Chính phủ quy định.

Điều 31. Danh hiệu “Gia đình văn hóa”

1. Danh hiệu “Gia đình văn hóa” để tặng hằng năm cho hộ gia đình đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương;

c) Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn và việc xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa” trên cơ sở khung tiêu chuẩn do Chính phủ quy định.

Điều 32. Các danh hiệu thi đua khác

1. Danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hộitổ chức xã hội – nghề nghiệp do cơ quan trung ương của các tổ chức này quy định.

2. Danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn danh hiệu cờ thi đua của quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

3. Danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn danh hiệu cờ thi đua của đại học quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

4. Danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đối với cá nhân, tập thể và người đang công tác, học tập tại cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục, đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc người đứng đầu Bộ, ngành quản lý cơ sở giáo dục quy định theo thẩm quyền.

Chương III

ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG

Mục 1. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG HUÂN CHƯƠNG

Điều 33. Huân chương

1. Huân chương để tặng cho tập thể có nhiều thành tích; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công trạng, lập được thành tích hoặc có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. Huân chương gồm:

a) “Huân chương Sao vàng”;

b) “Huân chương Hồ Chí Minh”;

c) “Huân chương Độc lập” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

d) “Huân chương Quân công” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

đ) “Huân chương Lao động” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

e) “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

g) “Huân chương Chiến công” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

h) “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”;

i) “Huân chương Dũng cảm”;

k) “Huân chương Hữu nghị”.

Điều 34. “Huân chương Sao vàng”

1. “Huân chương Sao vàng” là huân chương cao quý nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. “Huân chương Sao vàng” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc;

b) Có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với đất nước thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác.

3. “Huân chương Sao vàng” để tặng cho Bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” và sau đó có liên tục từ 25 năm trở lên đến thời điểm đề nghị lập được nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới tiêu biểu cho cả nước học tập;

b) Có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảngcủa dân tộcnội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. “Huân chương Sao vàng” để tặng cho quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phònghệ lực lượng trong Công an nhân dân, tổng cục và tương đương thuộc Bộ, ban, ngành đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” và sau đó có liên tục từ 25 năm trở lên đến thời điểm đề nghị lập được nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới tiêu biểu cho cả nước học tập;

b) Có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảngcủa dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

5. Tập thể đã được tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần tiếp theo thì thời gian và tiêu chuẩn đề nghị tặng Huân chương Sao vàng” được tính từ khi được tặng Huân chương Hồ Chí Minh” lần gần nhất.

6. “Huân chương Sao vàng” để tặng cho nguyên thủ quốc gia nước ngoài có công lao to lớn đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành công nhận và đề nghị.

7. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Sao vàng” đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Điều 35. “Huân chương Hồ Chí Minh”

1. “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc;

b) Có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác.

2. “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng cho Bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Nhất hoặc “Huân chương Quân công” hạng Nhất và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới tiêu biểu cho cả nước học tập;

b) Có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảngcủa dân tộcnội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng cho quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, hệ lực lượng trong Công an nhân dân, tổng cục và tương đương thuộc Bộ, ban, ngành đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Nhất hoặc “Huân chương Quân công” hạng Nhất và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới tiêu biểu cho cả nước học tập;

b) Có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảngcủa dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. Tập thể đã được tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” và sau đó có liên tục từ 15 năm trở lên đến thời điểm đề nghị lập được nhiều thành tích xuất sắc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh thì được xét tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần tiếp theo. Trong thời gian đó, nếu được tặng Huân chương Độc lập” hạng Nhất hoặc Huân chương Quân công” hạng Nhất thì tiêu chuẩn để tặng Huân chương Hồ Chí Minh” lần tiếp theo thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

5. “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng cho người nước ngoài có công lao to lớn đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành công nhận và đề nghị.

6. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh” đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 36. “Huân chương Độc lập” hạng Nhất

1. “Huân chương Độc lập” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Có thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác.

2. “Huân chương Độc lập” hạng Nhất để tặng cho Bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Nhì;

b) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Độc lập” hạng Nhất để tặng cho tập thể không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Nhì và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. “Huân chương Độc lập” hạng Nhất để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích đặc biệt xuất sắc đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

5. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Độc lập” hạng Nhất đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 37. “Huân chương Độc lập” hạng Nhì

1. “Huân chương Độc lập” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Lập được nhiều thành tích xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác.

2. “Huân chương Độc lập” hạng Nhì để tặng cho Bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Ba;

b) Có nhiều thành tích xuất sắc, có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Độc lập” hạng Nhì để tặng cho tập thể không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Ba và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”, 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”, 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. “Huân chương Độc lập” hạng Nhì để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có nhiều thành tích xuất sắc đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

5. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Độc lập” hạng Nhì đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 38. “Huân chương Độc lập” hạng Ba

1. “Huân chương Độc lập” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Lập được thành tích xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác.

2. “Huân chương Độc lập” hạng Ba để tặng cho Bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn lập được nhiều thành tích xuất sắc; có bề dày truyền thốngcó công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảngcủa dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Độc lập” hạng Ba để tặng cho tập thể không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng Nhất và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 ln được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh;

c) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 30 năm trở lên.

4Huân chương Độc lập” hạng Ba để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật phápphong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích xuất sắc đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

5. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Độc lập” hạng Ba đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 39. “Huân chương Quân công” hạng Nhất

1. “Huân chương Quân công” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân;

b) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân được nêu gương trong toàn quốc.

2. “Huân chương Quân công” hạng Nhất để tặng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Quân công” hạng Nhì;

b) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Quân công” hạng Nhất để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Quân công” hạng Nhì và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Quân công” hạng Nhất đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 40. “Huân chương Quân công” hạng Nhì

1. “Huân chương Quân công” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân;

b) Lập được nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân được nêu gương trong toàn quốc.

2. “Huân chương Quân công” hạng Nhì để tặng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Quân công” hạng Ba;

b) Lập được nhiều thành tích xuất sắc, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Quân công” hạng Nhì để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Quân công” hạng Ba và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”, 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an hoặc có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”, 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an;

b) Nội bộ đoàn kếttổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Quân công” hạng Nhì đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 41. “Huân chương Quân công” hạng Ba

1. “Huân chương Quân công” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân;

b) Lập được thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân được nêu gương trong toàn quốc.

2. “Huân chương Quân công” hạng Ba để tặng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn lập được thành tích xuất sắc; có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; nội bộ đoàn kếttổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Quân công” hạng Ba để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an;

b) Nội bộ đoàn kếttổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh;

c) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 30 năm trở lên.

4. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Quân công” hạng Ba đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 42. “Huân chương Lao động” hạng Nhất

1. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học hoặc lĩnh vực khác, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc;

b) Được giải thưởng cao của thế giới;

cCó phát minh, sáng chế được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc hoặc có công trình khoa học và công nghệ hoặc tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cấp Nhà nước được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận;

d) Có nhiều đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật;

đ) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng Nhì và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lêntrong thời gian đó có từ 03 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 02 lần được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh;

e) Có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho công nhân, nông dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c và khoản 1 Điều này;

b) Công nhân có 03 sáng kiến mang lại giá trị cao, có lợi ích thiết thực và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

c) Nông dân có 03 sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnhmang lại giá trị caocó lợi ích thiết thực hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 05 năm trở lên, giúp đỡ nhiều hộ nông dân phát triển sản xuất và tạo việc làm cho nhiều lao động được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

3. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c và khoản 1 Điều này.

4. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng cho tập thể có nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Có nhiều đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật;

c) Có thành tích đặc biệt xuất sắc, được bình xét khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động;

d) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng Nhì và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 04 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 0lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua.

5. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng cho doanh nghiệptổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản Điều này.

6. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật phápphong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích đặc biệt xuất sắc đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

7. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Lao động” hạng Nhất đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm e khoản 1 Điều này.

Điều 43. “Huân chương Lao động” hạng Nhì

1.“Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học hoặc lĩnh vực khác, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Được giải thưởng quốc tế cao nhất của khu vực;

cCó phát minh, sáng chế được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có công trình khoa học và công nghệ hoặc tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cấp Bộ, ban, ngành, tỉnh;

d) Có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật;

đ) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng Ba và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lêntrong thời gian đó có từ 02 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 01 lần được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh;

e) Có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho công nhân, nông dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c và khoản 1 Điều này;

b) Công nhân có 02 sáng kiến mang lại giá trị cao, có lợi ích thiết thực và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

c) Nông dân có 02 sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnhmang lại giá trị cao và có lợi ích thiết thực hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 0năm trở lên, giúp đỡ nhiều hộ nông dân phát triển sản xuất và tạo việc làm cho người lao động được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

3. “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c và khoản 1 Điều này.

4. “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng cho tập thể có nội bộ đoàn kếtchấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật;

c) Có nhiều thành tích xuất sắc tiêu biểu, được bình xét khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động;

d) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng Ba và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 03 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 0lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua.

5. “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng cho doanh nghiệptổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản Điều này.

6. “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

7. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Lao động” hạng Nhì đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm e khoản 1 Điều này.

Điều 44. “Huân chương Lao động” hạng Ba

1. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu, được bình xét khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 05 năm trở lên;

bCó phát minh, sáng chế được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc công trình khoa học và công nghệ hoặc tác phẩm xuất sắc tiêu biểu ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

c) Có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật;

dCó thành tích xuất sắc đột xuất trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học hoặc lĩnh vực khác, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

đ) Được giải thưởng quốc tế cao của khu vực;

e) Đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có từ 01 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 03 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

g) Có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho công nhân, nông dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này;

b) Công nhân có sáng kiến được áp dụng có hiệu quả, có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề được Bộ, ban ngành, tỉnh công nhận;

c) Nông dân có sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong phạm vi quản lý của Bộ, ban ngành, tỉnh hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 0năm trở lên, giúp đỡ nhiều hộ nông dân phát triển sản xuất và tạo việc làm cho người lao động được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

3. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này.

4. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng cho tập thể có nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật;

c) Có thành tích xuất sắc, được bình xét khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động hoặc phong trào thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 0năm trở lên;

d) Có thành tích xuất sắc trong phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước;

đ) Có quá trình xây dựng, phát triển từ 10 năm trở lên, đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc có 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 01 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 0lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua.

5. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng cho doanh nghiệptổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản Điều này.

6. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

7. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Lao động” hạng Ba đối với trường hợp quy định tại điểm đ và điểm g khoản 1 Điều này.

Điều 45. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất

1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

aLập được thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc;

b) Có phát minh, sáng chế, công trình khoa học và công nghệ hoặc tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cấp Nhà nước về quốc phòng, an ninh được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận;

c) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có từ 03 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 02 lần được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp Bộ;

d) Có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có nội bộ đoàn kếttổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnhchấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an công nhận;

b) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòngBộ Công an hoặc có 04 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòngBộ Công an hoặc có 04 lần được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua.

3. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 46. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì

1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

aLập được thành tích xuất sắc đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân;

b) Có phát minh, sáng chế, công trình khoa học và công nghệ hoặc tác phẩm xuất sắc cấp Nhà nước về quốc phòng, an ninh được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận;

c) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có từ 02 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 01 lần được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp Bộ;

d) Có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có nội bộ đoàn kếttổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnhchấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dânnền an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an công nhận;

b) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòngBộ Công an hoặc có 03 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòngBộ Công an hoặc có 03 lần được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua.

3. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 47. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba

1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng hoặc hệ lực lượng trong Công an nhân dân;

b) Có phát minh, sáng chế, công trình khoa học và công nghệ hoặc tác phẩm xuất sắc cấp Bộ, ban, ngành, tỉnh về quốc phòng, an ninh được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận;

cĐã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có từ 01 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 03 lần được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở;

d) Có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có nội bộ đoàn kết, tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnhchấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng hoặc hệ lực lượng trong Công an nhân dân được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an công nhận;

b) Có quá trình xây dựng, phát triển từ 10 năm trở lên, trong thời gian đó đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 01 lần được tặng Cờ thi đua của Chính phủ hoặc có 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòngBộ Công an hoặc có 01 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòngBộ Công an và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòngBộ Công an hoặc có 02 lần được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua.

3. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 48. “Huân chương Chiến công” hạng Nhất

1. “Huân chương Chiến công” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Chủ động, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc không quản hy sinh tính mạng, kiên quyết đấu tranh với tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướchoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; thành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

2. “Huân chương Chiến công” hạng Nhất để tặng cho tập thể trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Chủ động, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; thành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

Điều 49. “Huân chương Chiến công” hạng Nhì

1. “Huân chương Chiến công” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được chiến công xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân hoặc trong Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Chủ động, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hộichấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướchoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giaothành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân hoặc trong Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

2. “Huân chương Chiến công” hạng Nhì để tặng cho tập thể trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân hoặc trong Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Chủ động, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giaothành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân hoặc trong Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

Điều 50. “Huân chương Chiến công” hạng Ba

1. “Huân chương Chiến công” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được chiến công xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong toàn quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, trong hệ lực lượng trong Công an nhân dân hoặc ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Chủ động, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hộichấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giaothành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, trong hệ lực lượng trong Công an nhân dân hoặc ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

2. “Huân chương Chiến công” hạng Ba để tặng cho tập thể trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong toàn quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, trong hệ lực lượng trong Công an nhân dân hoặc ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Chủ động, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hộinội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; thành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, trong hệ lực lượng trong Công an nhân dân hoặc ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

Điều 51. “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”

1. “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc” để tặng hoặc truy tặng cho nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáongười dân tộc thiểu số, doanh nhân tiêu biểu, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân khác có quá trình cống hiến, có công lao to lớn, thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công nhận.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 52. “Huân chương Dũng cảm”

“Huân chương Dũng cảm” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có hành động dũng cảm khi cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân trong thảm họathiên tai, dịch bệnh, tai nạn, cháy, nổ, đấu tranh phòng, chống tội phạm hoặc dũng cảm xung phong vào nơi nguy hiểm nhằm bảo vệ tính mạng của người dân  thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc toàn quốc.

Điều 53. “Huân chương Hữu nghị”

1. “Huân chương Hữu nghị” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tập thể người nước ngoài có đóng góp to lớn trong xây dựng, củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước trên thế giới và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có tinh thần đoàn kết hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam;

b) Có đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước hoặc công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Việt Nam; có đóng góp tích cực vào việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp và toàn diện giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 2. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG HUY CHƯƠNG

Điều 54. Huy chương

1. Huy chương để tặng hoặc truy tặng cho quân nhân, công nhâncông chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân có quá trình công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giaongười nước ngoài có nhiều đóng góp trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

2. Huy chương gồm:

a) “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”;

b) “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”;

c) “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

d) “Huy chương Hữu nghị”.

Điều 55. “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”

“Huy chương Quân kỳ quyết thắng” để tặng hoặc truy tặng cho quân nhân, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân có quá trình công tác liên tục từ 25 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 56. “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”

“Huy chương Vì an ninh Tổ quốc” để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân có quá trình công tác liên tục từ 25 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 57. “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang”

1. “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” để tặng hoặc truy tặng cho quân nhân, công nhâncông chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. Tiêu chuẩn tặng hoặc truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này như sau:

a) “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình công tác liên tục từ 20 năm trở lên;

b) “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình công tác liên tục từ 15 năm đến dưới 20 năm;

c) “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình công tác liên tục từ 10 năm đến dưới 15 năm.

3. Việc tặng hoặc truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này có thời gian làm nhiệm vụ trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ hoặc làm nhiệm vụ quốc tế được quy định như sau:

a) Hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thời gian làm nhiệm vụ từ đủ 01 năm trở lên thì được tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Ba;

bQuân nhân, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dânsĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân hy sinh và được công nhận liệt sĩ có thời gian làm nhiệm vụ chưa đủ 01 năm thì được truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Ba; có thời gian làm nhiệm vụ từ 01 năm đến dưới 05 năm thì được truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Nhì; có thời gian làm nhiệm vụ từ 05 năm trở lên thì được truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Nhất; trường hợp tổng thời gian công tác đã đủ điều kiện tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” mà chưa đề nghị khen thưởng hoặc đã được tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” mà chưa đủ điều kiện để tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng cao hơn thì được truy tặng nâng lên một hạng;

c) Thời gian làm nhiệm vụ trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm nhiệm vụ quốc tế của quân nhân, công nhâncông chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân được nhân hệ số 02 khi tính thời gian công tác để tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” các hạng quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 58. “Huy chương Hữu nghị”

1. “Huy chương Hữu nghị” để tặng hoặc truy tặng cho người nước ngoài thuộc đối tượng sau đây:

a) Người nước ngoài trong các cơ quan, tổ chức thuộc Nhà nước, Chính phủ nước ngoài tương đương Bộ, ban, ngành, tỉnh; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên hoặc có quan hệ đối tác; hội hữu nghị của các nước với Việt Nam; hội hữu nghị cấp tỉnh, bang, thành phố của các nước có quan hệ đối tác đặc biệt, đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với Việt Nam; cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng, cơ quan đại diện thường trú của các tổ chức quốc tế, tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp quốc tại Việt Nam; tổ chức phi chính phủ nước ngoài có hoạt động tại Việt Nam;

b) Lãnh sự Danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước ngoài có thời gian đảm nhiệm chức vụ từ 03 năm trở lên;

c) Người nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này nhưng có thời gian đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam từ 05 năm trở lên.

2. “Huy chương Hữu nghị” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có tinh thần đoàn kết hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp và phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam;

b) Có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Việt Nam; có đóng góp vào việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

Mục 3. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG  DANH HIỆU VINH DỰ NHÀ NƯỚC

Điều 59. Danh hiệu vinh dự nhà nước

1. Danh hiệu vinh dự nhà nước để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có những đóng góp đặc biệt xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Danh hiệu vinh dự nhà nước gồm:

a) “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng”;

b) “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;

c) “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”;

d) “Anh hùng Lao động”;

đ) “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”;

e) “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”;

g) “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”;

h) “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”.

Điều 60. Danh hiệu “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng”

Danh hiệu “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng” để tặng cho tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt các tiêu chuẩn sau đây:

1. Có thành tích đặc biệt xuất sắc và toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

2. Năng động, sáng tạo, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, là động lực thúc đẩy sự phát triển của khu vực và cả nước trong công cuộc đổi mớiđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế;

3. Tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đoàn kết, thống nhất.

Điều 61. Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

1. Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” để tặng hoặc truy tặng cho những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.

2. Việc xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 62. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”

1. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp táclà tấm gương mẫu mực về mọi mặt;

b) Có hành động anh hùng, mưu trí, dũng cảm, hy sinh quên mình, đạt được thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, được nêu gương trong toàn quốc hoặc có công trình nghiên cứu có giá trị đặc biệt đã được ứng dụng vào thực tiễn hoạt động quân sự, quốc phòng, an ninh hoặc kinh tế – xã hội trong phạm vi toàn quốc;

c) Có trình độ kỹ thuật, chiến thuật giỏi, chuyên môn, nghiệp vụ thành thạo; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ; có công lớn trong việc bồi dưỡng về kỹ thuật, chiến thuật, chuyên môn, nghiệp vụ cho đồng đội.

2. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

b) Sáng tạo, mưu trí, dũng cảm trong chiến đấu và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, là ngọn cờ tiêu biểu trong phong trào thi đua, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân trong thời gian từ 10 năm trở lên;

c) Dẫn đầu toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ huy, lập nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới phục vụ chiến đấu, huấn luyện và công tác;

d) Dẫn đầu trong việc đào tạobồi dưỡng về kỹ thuật, chiến thuật, về chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị cho cán bộ, chiến sĩ; quản lý tốt vũ khí và cơ sở vật chất kỹ thuật, an toàn tuyệt đối về người và tài sản;

đ) Trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân; có tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; dẫn đầu trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, hợp tác, giúp đỡ và đoàn kết quân dân, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ;

e) Tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, được Nhân dân địa phương tin yêu, là tấm gương mẫu mực về mọi mặt.

3. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” còn để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm đ và e khoản 2 Điều này có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Điều 63. Danh hiệu “Anh hùng Lao động”

1. Danh hiệu “Anh hùng Lao động” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, nỗ lực, vượt khó, tận tụy với công việc; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp tác; là tấm gương mẫu mực về mọi mặt;

b) Có tinh thần lao động sáng tạo, đạt năng suất lao động cao, chất lượng và hiệu quả, lập được thành tích đặc biệt xuất sắc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;

c) Đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đơn vị, địa phương, ngành và đất nước trong thời gian từ 10 năm trở lên, được tập thể suy tôn;

d) Có nhiều thành tích trong công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, có sáng kiến, công trình nghiên cứu khoa học, tác phẩm có giá trị đặc biệt mang lại hiệu quả cao trong phạm vi toàn quốc;

đ) Có công lớn trong việc bồi dưỡng, đào tạo cho đồng nghiệp và thế hệ trẻ, trong việc hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh.

2. Danh hiệu “Anh hùng Lao động” để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sáng tạo vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;

b) Là tập thể dẫn đầu toàn quốc về năng suất, chất lượng, hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, ngành và đất nước trong thời gian từ 10 năm trở lên;

c) Dẫn đầu toàn quốc trong việc áp dụng và đổi mới khoa học và công nghệ, có nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, bảo vệ môi trường sinh thái và chuyển đổi số;

d) Dẫn đầu trong việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ về mọi mặt cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; là điển hình về công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để các tập thể khác noi theo;

đ) Trung thành với Tổ quốc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; dẫn đầu trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm tốt quyền lợi của người lao động, quản lý tốt nguồn vốn, tài sản, bảo đảm tuyệt đối an toàn về người và tài sản;

e) Tích cực tham gia các phong trào ở địa phương; là tấm gương mẫu mực về mọi mặt được Nhân dân địa phương ca ngợi.

3. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, danh hiệu “Anh hùng Lao động” còn để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm đ và e khoản 2 Điều này có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 64. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”

1. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” để tặng cho cá nhân gồm nhà giáocán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục.

2. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã được tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu học trò, có tài năng sư phạm xuất sắc, có công lớn trong sự nghiệp giáo dục, có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội, được học trò, đồng nghiệp và Nhân dân kính trọng;

c) Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên, trong đó có từ 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

3. Danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu học trò, có tài năng sư phạm, có công trong sự nghiệp giáo dục, được học trò, đồng nghiệp và Nhân dân kính trọng;

c) Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có từ 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

4. Thời gian công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ được nhân hệ số 02 khi tính thời gian công tác để xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”.

5. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 65. Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”

1. Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” để tặng cho cá nhân gồm bác sĩ, dược sĩ, y sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên ngành yhộ sinh, lương y, lương dược và cán bộ quản lý y tế.

2. Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã được tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, hết lòng thương yêu người bệnh, có tài năng và có nhiều thành tích xuất sắc trong phòng bệnh, chữa bệnh, phát triển khoa họckỹ thuật về y tế, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, có ảnh hưởng rộng rãi trong Nhân dân, được người bệnh và đồng nghiệp tin cậy, kính trọng;

c) Có thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế từ 20 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý y tế thì phải có thời gian công tác trong ngành y tế từ 25 năm trở lên, trong đó có từ 15 năm trở lên trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế.

3. Danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, hết lòng thương yêu người bệnh, có tài năng, có nhiều thành tích xuất sắc trong nghề, được người bệnhđồng nghiệp và Nhân dân tin cậy, kính trọng;

c) Có thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế từ 15 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý y tế thì phải có thời gian công tác trong ngành y tế từ 20 năm trở lên, trong đó có từ 10 năm trở lên trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế.

4. Thời gian công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ được nhân hệ số 02 khi tính thời gian công tác để xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.

5. Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 66. Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”

1. Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” để tặng cho cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật gồm:

a) Diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy dàn nhạc, biên đạo, quay phim, nhạc sĩ, họa sĩ, phát thanh viên;

b) Người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này do Chính phủ quy định.

2. Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghệ thuật xuất sắc, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ;

c) Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật từ 20 năm trở lên hoặc từ 15 năm trở lên đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa;

d) Sau khi được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”, tiếp tục được tặng giải thưởng của các cuộc thiliên hoan, hội diễn nghệ thuật trong nước hoặc ngoài nước hoặc có tác phẩm xuất sắc có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật được công chúng yêu thích, đón nhận.

3. Danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghệ thuật, có tinh thần phục vụ Nhân dân, được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ;

c) Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật từ 15 năm trở lên hoặc từ 10 năm trở lên đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa; được tặng giải thưởng của các cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật trong nước hoặc ngoài nước hoặc có tác phẩm xuất sắc có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật được công chúng yêu thích, đón nhận.

4. Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 67. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”

1. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” để tặng cho cá nhân có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

2. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã được tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt; kỹ năng đặc biệt xuất sắc; có thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa từ 20 năm trở lên;

c) Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

d) Được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ, kính trọng; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong cả nước.

3. Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, kỹ năng đặc biệt xuất sắc; có thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa từ 15 năm trở lên;

c) Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

d) Được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ, kính trọng; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương.

4. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 4. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG “GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH”, “GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC”

Điều 68. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”

1. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân trung thành với Tổ quốc, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là tác giả hoặc đồng tác giả của một hoặc nhiều công trình, tác phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 69 và Điều 70 của Luật này và đã được công bố, sử dụng kể từ ngày 02 tháng 9 năm 1945, bao gồm:

a) Công trình khoa học và công nghệ, giáo dục;

b) Tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình nghiên cứu lý luận phê bình dưới các hình thức xuất bản, kiến trúc, triển lãm, sân khấu, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, giảng dạy, đĩa hát hoặc các hình thức khác.

2. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” để tặng hoặc truy tặng cho người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp và phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam, là tác giả hoặc đồng tác giả của tác phẩm, công trình nghiên cứu về Việt Nam.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”.

Điều 69. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”

1. “Giải thưởng Hồ Chí Minh” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân là tác giả hoặc đồng tác giả của một hoặc nhiều công trình, tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật này và đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đặc biệt xuất sắc;

b) Có giá trị rất cao về khoa học, văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng;

c) Có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảngcủa dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống Nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, khoa học, công nghệ, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật của đất nước.

2. “Giải thưởng Hồ Chí Minh” được xét tặng và công bố 05 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 70. “Giải thưởng Nhà nước”

1. “Giải thưởng Nhà nước” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân là tác giả hoặc đồng tác giả của một hoặc nhiều công trình, tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật này và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Công trình nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ xuất sắc, có tác dụng nâng cao năng suất lao động, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;

b) Sách giáo khoa, giáo trình có giá trị xuất sắc và được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

c) Tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình nghiên cứu lý luận phê bình có giá trị cao về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có tác dụng tốt trong việc giáo dục, xây dựng con người mới, nâng cao trình độ thẩm mỹ của Nhân dân, góp phần đáng kể vào sự phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam.

2. “Giải thưởng Nhà nước” được xét tặng và công bố 05 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mục 5. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG  KỶ NIỆM CHƯƠNG, BẰNG KHEN, GIẤY KHEN

Điều 71. Kỷ niệm chương

1. Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tặng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của Quốc hội. Tên kỷ niệm chương, đối tượng, tiêu chuẩn tặng kỷ niệm chương do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định.

2. Kỷ niệm chương để tặng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của Bộ, ban, ngành, tỉnh, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệptổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương.

Tên kỷ niệm chương, đối tượng và tiêu chuẩn tặng kỷ niệm chương do Bộ, ban, ngành, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệptổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương quđịnh.

3. Tên kỷ niệm chương phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở trung ương.

Điều 72. Bằng khen

1. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.

2. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh.

Điều 73. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”

1. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu, được bình xét trong phong trào thi đua;

b) Đã được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh và có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có 03 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

c) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuấtcó phạm vi ảnh hưởng trong B, ban, ngành, tỉnh hoặc được giải thưởng ở khu vực;

d) Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo.

2. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng hoặc truy tặng cho công nhân, nông dân, người lao động chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này;

b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất trong lao động, sản xuấtcó phạm vi ảnh hưởng trong lĩnh vực, ngành, nghề;

c) Công nhân có sáng kiến mang lại lợi ích giá trị caocó phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp huyện và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề;

d) Nông dân có mô hình sản xuất hiệu quản định từ 02 năm trở lên, có phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp huyện và giúp đỡ hộ nông dân khác phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động.

3. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, có thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

4. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nướcứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuậtcông tác xã hội, từ thiện nhân đạo;

c) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được bình xét trong cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương tổ chức;

d) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu, được bình xét khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động hoặc phong trào thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên;

đ) Có thành tích xuất sắc trong phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước;

e) Đã được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” hoặc “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 01 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 02 lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh.

5. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 4 Điều này hoặc có thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

6. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho hộ gia đình gương mu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có đóng góp lớn về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội.

7. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp và phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

Điều 74. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh

1. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân gương mu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động;

b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

c) Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo;

d) Có 02 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc có liên tục từ 02 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng có hiệu quả trong phạm vi cơ sở hoặc có 02 đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cơ sở;

đ) Công nhân, nông dân, người lao động lập được nhiều thành tích trong lao độngsản xuấtcó phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.

2. Bằng khen của Bộ, ban, ngànhtỉnh để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có thành tích đóng góp vào sự phát triển của Bộ, ban, ngành, địa phương được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

3. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua;

b) Lập được thành tích xuất sắc đột xuấtcó phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bban, ngành, tỉnh;

c) Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo;

d) Có 02 năm liên tục được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” hoặc “Đơn vị quyết thắng”, thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

4. Bằng khen của Bộ, ban, ngànhtỉnh để tặng cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản Điều này hoặc có thành tích đóng góp vào sự phát triển của Bộ, ban, ngành, địa phương được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

5. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho hộ gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có nhiều đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội.

6. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn xét tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 75. Giấy khen

1. Giấy khen gồm:

a) Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc và trực thuộc Bộ, ban, ngành;

b) Giấy khen của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp, hợp tác xã;

c) Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương;

d) Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

đ) Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn xét tặng giấy khen đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 76. Hình thức bằng khen, giấy khen khác

1. Việc khen thưởng bằng hình thức bằng khen của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp tỉnh, giấy khen của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội do cơ quan trung ương của các tổ chức này quy định.

2. Việc khen thưởng bằng hình thức bằng khen của quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

3. Việc khen thưởng bằng hình thức bằng khen của đại học quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

4. Việc khen thưởng bằng hình thức giấy khen đối với cá nhân, tập thể người đang học tập tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc người đứng đầu Bộ, ngành, tổ chức quản lý cơ sở giáo dục quy định.

Chương IV

THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH, TRAO TẶNG; THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

Mục 1. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH KHEN THƯỞNG, TRAO TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

Điều 77. Thẩm quyền của Chủ tịch nước

Chủ tịch nước quyết định tặng huân chương, huy chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, danh hiệu vinh dự nhà nước.

Điều 78. Thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1. Chính phủ quyết định tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.

Điều 79. Thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tặng kỷ niệm chương.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng các ban của Đảng và tương đương ở trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương quyết định tặng bằng khen, cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, kỷ niệm chương; người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ quyết định tặng kỷ niệm chương.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, ban, ngành, người đứng đầu cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” hoặc ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không có tư cách pháp nhân thuộc Bộ, ban, ngành quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tặng cờ thi đua cấp tỉnh, danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu, bằng khen, kỷ niệm chương.

5. Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao động xuất sắc” trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân do Chính phủ quy định.

Điều 80. Thẩm quyền của Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc Bộ, ban, ngành, tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác

1. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc Bộ, ban, ngành, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” và giấy khen.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” và giấy khen.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, giấy khen và danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

4. Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp, hợp tác xã quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” và giấy khen; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên quyết định tặng giấy khen.

5. Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và dân quân thường trực, dân quân tự vệ cơ động do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định.

Điều 81. Thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với các hình thức khen thưởng khác

1. Ngoài các hình thức khen thưởng được quy định tại Luật này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể thực hiện các hình thức khen thưởng khác nhằm động viên đối với cá nhân, tập thể có thành tích để kịp thời nêu gương trong lao động, sản xuất, công tác và động viên phong trào thi đua, phù hợp với các nguyên tắc do Luật này quy định.

2. Doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác có đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước được xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng. Việc xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

a) Việc xét tặng và công bố các danh hiệu, giải thưởng phải được tổ chức công khai, khách quan, công bằng, bình đẳng, trên cơ sở tự nguyện của doanh nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác, bảo đảm không trái với các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được tổ chức tối đa 02 giải thưởng hoặc danh hiệu có phạm vi toàn quốc. Tên gọi, nội dung của danh hiệu, giải thưởng phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý, hoạt động của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

Điều 82. Thẩm quyền trao tặng

1. Người có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trực tiếp trao tặng hoặc ủy quyền trao tặng.

2. Đại sứ hoặc người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được ủy quyền trao tặng các hình thức khen thưởng của Nhà nước Việt Nam cho cá nhân, tập thể ở nước sở tại.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

Mục 2. THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

Điều 83. Thẩm quyền đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng

1. Danh hiệu thi đua được bình xét và đề nghị từ đơn vị cơ sở thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Cấp quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quỹ lương hoặc người đứng đầu doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng các ban của Đảng và tương đương ở trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội ở trung ươngtổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương, Giám đốc đại học quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, công nhận thành tích, đề nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước tặng huân chương, huy chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, danh hiệu vinh dự nhà nước.

3. Người đứng đầu cơ quan được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công tham mưu, giúp về công tác thi đua, khen thưởng đề nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xét tặng huân chương, huy chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”danh hiệu vinh dự nhà nước đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở trung ương, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở địa phương do người có thẩm quyền của địa phương đề nghị khen thưởng theo phân cấp về thẩm quyền quản lý đối với cán bộ ở địa phương.

4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng các ban của Đảng và tương đương ở trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương, Giám đốc đại học quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Chính phủ xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”; đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

5. Người đứng đầu cơ quan được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công tham mưu, giúp về công tác thi đua, khen thưởng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tặng kỷ niệm chương cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của Quốc hội.

6. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức tham mưu, giúp việc về công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm phát hiện cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.

7. Chính phủ quy định chi tiết về thẩm quyền đề nghị, trình khen thưởng đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác.

Điều 84. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng

1. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua gồm:

a) Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua;

b) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể;

c) Biên bản bình xét thi đua;

d) Chứng nhận hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ trong trường hợp đề nghị danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

2. Hồ sơ đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng gồm:

a) Tờ trình đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng;

b) Báo cáo thành tích của cá nhântập thể;

c) Biên bản xét khen thưởng;

d) Chứng nhận hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học hoặc lĩnh vực khác; đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo; phát minh, sáng chế, sáng kiến, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hoặc tác phẩmcông trình khoa học và công nghệ.

3. Trường hợp đề nghị tặng huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” thì trong hồ sơ phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức ở trung ương có liên quan hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Trường hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xét khen thưởng thì người có thẩm quyền đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 83 của Luật này gửi đến cơ quan chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng ở trung ương 01 bộ hồ sơ bản chính kèm theo các tệp tin điện tử của hồ sơ, trừ văn bản có nội dung bí mật nhà nước.

5Người có thẩm quyền đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng huân chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu vinh dự nhà nước quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 83 của Luật này có trách nhiệm công khai danh sách cá nhântập thể trước khi đề nghị khen thưởng.

6Số lượng hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Bộ, ban, ngành, tỉnh do Bộ, ban, ngành, tỉnh quy định. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng được lưu trữ theo quy định của pháp luật.

7. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục xét tặng đối với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; việc công nhận mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, tập thể; việc công khai quy định tại khoản 5 Điều này.

Điều 85. Khen thưởng theo thủ tục đơn giản

1. Việc đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng theo thủ tục đơn giản được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Việc khen thưởng phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước nhằm kịp thời động viên, khích lệ quần chúng;

b) Cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học hoặc lĩnh vực khác hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc được giải thưởng quốc tế của khu vực hoặc thế giới;

c) Khen thưởng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phát hiện;

d) Khen thưởng cống hiến, khen thưởng niên hạn, khen thưởng đối ngoại;

đ) Khen thưởng thành tích có nội dung bí mật nhà nước.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương V

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁ NHÂN, TẬP THỂ, HỘ GIA ĐÌNH TRONG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

Điều 86. Quyền của cá nhân, tập thể, hộ gia đình

1. Cá nhân, tập thể, hộ gia đình được tham gia các phong trào thi đua, được khen thưởng kèm theo hiện vật khen thưởng và hưởng lợi ích khác theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân, hộ gia đình được tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng có quyền lưu giữ, trưng bày và sử dụng hiện vật khen thưởng. Tập thể được tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng có quyền lưu giữ, trưng bày, sử dụng biểu tượng của các hiện vật khen thưởng đó trên các văn bản, tài liệu chính thức của tập thể.

Điều 87. Nghĩa vụ của cá nhân, tập thể, hộ gia đình

1. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng.

2. Phát huy thành tích đã đạt được, tuyên truyềnphổ biến kinh nghiệm; bảo quản, lưu giữ các hiện vật khen thưởng.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC  VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

Điều 88. Trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc thi đua, khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 89. Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.

2. Nội dung quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng gồm:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng;

b) Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng;

c) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;

d) Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác thi đua, khen thưởng;

đ) Thẩm định hồ sơ trình xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;

e) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng và trong hệ thống thi đua, khen thưởng, xây dựng cơ sở dữ liệu về thi đua, khen thưởng;

g) Phát động, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng;

h) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;

i) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng;

k) Hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng.

Điều 90. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng

1. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng.

2. Thành phần Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương gồm Chủ tịch Hội đồng là Thủ tướng Chính phủ, các Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên khác là đại diện lãnh đạo một số cơ quan của Đảng ở trung ươngỦy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủỦy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội.

Chủ tịch Hội đồng quyết định cụ thể thành viên Hội đồng.

3. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Namcơ quan trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội và các địa phương trong việc tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách về tổ chức phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước;

b) Tham mưu, tư vấn cho cấp có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đuahình thức khen thưởng;

c) Định kỳ đánh giá phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kiến nghị, đề xuất chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; tham mưu tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về thi đua, khen thưởngkiểm tra công tác thi đua, khen thưởng.

4. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp và Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tại cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tham mưu, tư vấn cho cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền về công tác thi đua, khen thưởng.

5. Chính phủ quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp và Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Điều 91. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước

Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước căn cứ vào quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thực hiện quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi ngành.

Điều 92. Trách nhiệm của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp

Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp căn cứ vào quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thực hiện quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi tổ chức.

Chương VII

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 93. Xử lý vi phạm về thi đua, khen thưởng

1. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng bị hủy bỏ, hiện vật khen thưởng và tiền thưởng bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian dối trong việc kê khai công trạng, thành tích để được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;

b) Cung cấp thông tin sai sự thật hoặc làm giả hồ sơ, giấy tờ để đề nghị tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;

c) Thẩm định, xét, duyệt, đề nghị danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trái quy định của pháp luật;

d) Có kết luận, quyết định, bản án của cơ quan có thẩm quyền về việc người đã được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có vi phạm, khuyết điểm dẫn đến không bảo đảm tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong khoảng thời gian tính thành tích hoặc liên quan đến công trình, tác phẩm là cơ sở để tặng giải thưởng.

3. Cá nhân được tặng danh hiệu vinh dự nhà nước mà bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Cá nhân được tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” thời kỳ kháng chiến, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” mà bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác bị áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình hoặc tham gia hoạt động chống phá chế độ, Đảng, Nhà nước, đào ngũ, phản bội, chiêu hồi mà bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước.

5. Pháp nhân thương mại được tặng danh hiệu vinh dự nhà nước mà bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và bị áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước.

6. Cá nhân, pháp nhân thương mại bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước mà sau đó có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này thì được phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự nhà nước.

7. Chủ tịch nước quyết định tước, phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự nhà nước.

8. Người có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thì có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đã được xét tặng.

9. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng, thu hồi hiện vật khen thưởng và tiền thưởng; thủ tục tước, phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự nhà nước.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 94. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.

2. Luật Thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 47/2005/QH11, Luật số 32/2009/QH12 và Luật số 39/2013/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Điều 95. Điều khoản chuyển tiếp

Nhà nước tiếp tục công nhận và bảo hộ danh hiệu thi đuahình thức khen thưởng đã được tặng hoặc truy tặng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành; các chế độ, quyền lợi kèm theo danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 96. Khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến

Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến được thực hiện như sau:

1. Nhà nước tiếp tục xem xét, thực hiện, hoàn thành khen thưởng thành tích kháng chiến trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc đối với cá nhân, tập thể, gia đình đủ điều kiện, tiêu chuẩn;

2. Thực hiện tặng và truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” đối với Thanh niên xung phong có thành tích trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành nhiệm vụ, trung thành với cách mạng, có thời gian tại ngũ từ 02 năm trở lên. Thanh niên xung phong hy sinh trong khi làm nhiệm vụ trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc đã được công nhận liệt sĩ thì được truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”;

3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”; hướng dẫn việc thực hiện khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2022.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Vương Đình Huệ

QUỐC HỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Luật số: 06/2022/QH15

Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2022

 

LUẬT

THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Thi đua, khen thưởng.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyềntrình tự và thủ tục thi đua, khen thưởng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình người Việt Nam; cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thi đua là hoạt động có tổ chức do người có thẩm quyền phát động với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể, hộ gia đình.

2. Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích trong thi đua.

3. Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

4. Sáng kiến là giải pháp có tính mới về kỹ thuật, quản lý, tác nghiệpứng dụng tiến bộ kỹ thuật mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực đã được áp dụng tại cơ sở, có khả năng nhân rộng và được cấp có thẩm quyền công nhận.

5Bộ, ban, ngành, tỉnh bao gồm Bộ, cơ quan ngang Bcơ quan thuộc Chính phủTòa án nhân dân tối caoViện kiểm sát nhân dân tối caoVăn phòng Trung ương Đảng, các ban của Đảng và tương đương ở trung ươngVăn phòng Quốc hộiVăn phòng Chủ tịch nướcKiểm toán nhà nước; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

6. Năm tròn là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”.

Điều 4. Mục tiêu của thi đua, khen thưởng

1. Mục tiêu của thi đua là nhằm động viên, thu hút, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể, hộ gia đình phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Mục tiêu của khen thưởng là nhằm khuyến khích, động viên cá nhân, tập thể, hộ gia đình hăng hái thi đua; ghi nhận công lao, thành tích của cá nhân, tập thể, hộ gia đình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 5. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng

1. Việc thi đua được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch;

b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

2. Việc khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

a) Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời;

b) Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được;

c) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó;

d) Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.

Điều 6. Danh hiệu thi đua

1. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân.

2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể.

3. Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình.

Điều 7. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua

1. Phong trào thi đua.

2. Thành tích thi đua.

3. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.

Điều 8. Các loại hình khen thưởng

1. Khen thưởng công trạng là khen thưởng cho cá nhân, tập thể thường xuyên có thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Khen thưởng đột xuất là khen thưởng kịp thời cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình lập được thành tích xuất sắc đột xuất.

3. Khen thưởng phong trào thi đua là khen thưởng cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do cấp có thẩm quyền phát động, chỉ đạo trong thời gian cụ thể hoặc thi đua theo chuyên đề phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước.

4. Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia hoạt động lâu dài trong các giai đoạn cách mạng hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, có công lao, thành tích đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

5. Khen thưởng theo niên hạn là khen thưởng cho cá nhân thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có thành tích, có quá trình công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân.

6. Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Điều 9. Hình thức khen thưởng

1. Huân chương.

2. Huy chương.

3. Danh hiệu vinh dự nhà nước.

4. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”.

5. Kỷ niệm chương.

6. Bằng khen.

7. Giấy khen.

Điều 10. Căn cứ xét khen thưởng

1. Thành tích đạt được.

2. Tiêu chuẩn khen thưởng.

3. Điều kiện và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích.

Điều 11. Quỹ thi đua, khen thưởng

1. Quỹ thi đua, khen thưởng được hình thành trên cơ sở ngân sách nhà nước, từ quỹ thi đua, khen thưởng của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, sự đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, cá nhân, tổ chức nước ngoài và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

2. Quỹ thi đua, khen thưởng được dùng để chi tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; chi thưởng đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho thành tích đạt được trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chi in, làm hiện vật khen thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình.

3. Bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị lập quỹ thi đua, khen thưởng để chi tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện chính sách, chế độ về khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật.

4. Người ra quyết định khen thưởng có trách nhiệm chi thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng do cấp mình quản lý; trường hợp Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định khen thưởng thì cơ quan đã đề nghị khen thưởng quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 83 của Luật này có trách nhiệm chi thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng do cấp mình quản lý.

5. Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng.

Điều 12. Hiện vật khen thưởng

1. Hiện vật khen thưởng là sản phẩm đặc biệt, được Nhà nước bảo hộ để tặng cho tập thể, hộ gia đình, tặng hoặc truy tặng cho cá nhân khi được cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng, gồm huân chương, huy chươnghuy hiệu của danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”danh hiệu “Anh hùng Lao động, danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốckỷ niệm chương; bằng, cờgiấy khen của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.

2. Chính phủ quy định chi tiết mẫu, màu sắc, số sao, số vạch cho từng loại, hạng huân chương, huy chươnghuy hiệu của danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, danh hiệu “Anh hùng Lao động”, danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”kỷ niệm chương; chất liệu, kích thước khung các loại huân chương, huy chương, bằngcờ, giấy khen của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởngthủ tục cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng.

Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích để khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến; đánh giá thành tích; chịu trách nhiệm về quyết định khen thưởng và việc trình cấp trên khen thưởng.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm áp dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa về quản lý công tác thi đua, khen thưởng.

3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trậntrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và có trách nhiệm sau đây:

a) Tuyên truyền, vận động, động viên các đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng;

b) Tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức các phong trào thi đua;

c) Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng.

4. Cơ quan báo chí có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và thường xuyên tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; tích cực tham gia phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc; phổ biến, nêu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, góp phần cổ vũ, khích lệ phong trào thi đua. Công tác tuyên truyền phản ánh đúng kết quả của phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kịp thời phản ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.

5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị tham mưu, giúp việc về công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm sau đây:

a) Tham mưu, đề xuất thực hiện công tác thi đua, khen thưởng;

b) Tham mưu phát động phong trào thi đua; xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung thi đua;

c) Hướng dẫn, đôn đốckiểm tra việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; tiếp nhận, xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởngtrình cấp có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng;

d) Tham mưu sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua.

Điều 14. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức Việt Nam khi nhận hình thức khen thưởng của cá nhân, tổ chức nước ngoài

1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam khi nhận hình thức khen thưởng của cá nhân, tổ chức nước ngoài phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng ý hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 15. Hành vi bị nghiêm cấm trong thi đua, khen thưởng

1. Tổ chức thi đua, khen thưởng trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước; lợi dụng thi đua, khen thưởng để vụ lợi.

2. Cản trở, nhũng nhiễu, tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng.

3. Kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen thưởng.

4. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị, quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trái pháp luật.

5. Sử dụng hiện vật khen thưởng trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, tác động xấu đến xã hội.

6. Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng trái quy định của pháp luật.

Chương II

TỔ CHỨC THI ĐUA, DANH HIỆU THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA

Điều 16. Hình thức, phạm vi tổ chức thi đua

1. Hình thức tổ chức thi đua gồm:

a) Thi đua thường xuyên;

b) Thi đua theo chuyên đề.

2. Phạm vi tổ chức thi đua gồm:

a) Toàn quốc;

b) Bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương;

c) Cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp tổ chức;

d) Cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Điều 17. Nội dung tổ chức phong trào thi đua

1. Xác định mục tiêu, phạm vi, đối tượng, nội dung và tiêu chí, thời gian, kế hoạch, biện pháp tổ chức phong trào thi đua.

2. Phát động, triển khai, thực hiện phong trào thi đua.

3. Kiểm tra, giám sát phong trào thi đua.

4. Tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến.

5. Sơ kết, tổng kết và khen thưởng.

Điều 18. Thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua

1. Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi toàn quốc.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu ban, ngành phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi ngành và lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi địa phương.

4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 19. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân

1. “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

2. Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh.

3. “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

4. “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.

Điều 20. Danh hiệu thi đua đối với tập thể, hộ gia đình

1. Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm:

a) “Cờ thi đua của Chính phủ”;

b) Cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

c) “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”;

d) “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”;

đ) Xãphường, thị trấn tiêu biểu;

e) Thôn, tổ dân phố văn hóa.

2. Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình là “Gia đình văn hóa”.

Điều 21. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được lựa chọn trong số những cá nhân có 02 lần liên tục được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Có sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả và có khả năng nhân rộng trong toàn quốc hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa họccông trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.

2. Người đứng đầu Bộ, ban, ngành, tỉnh xem xét, công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc của sáng kiếnđề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòngBộ trưởng Bộ Công an xem xét, công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.

Điều 22. Danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh

1. Danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được lựa chọn trong số những cá nhân có 03 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

b) Có sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả và có khả năng nhân rộng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa họccông trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quảcó phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân.

2. Người đứng đầu Bộ, ban, ngành, tỉnh xem xét, công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh của sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa họccông trình khoa học và công nghệ.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòngBộ trưởng Bộ Công an xem xét, công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân.

Điều 23. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”

Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

1. Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”;

2. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có sáng kiến được cơ sở công nhận hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa họccông trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được đơn vị công nhận.

Điều 24. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”

1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” để tặng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên;

b) Có tinh thần tự lực, tự cườngđoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua.

2. Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” để tặng cho quân nhân, công nhâncông chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; dân quân thường trực, dân quân tự vệ cơ động; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩcông nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” để tặng cho công nhân, nông dân, người lao động không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lao độngsản xuất có hiệu quả, tích cực tham gia phong trào thi đua và hoạt động xã hội;

b) Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có đạo đức, lối sống lành mạnh, đoàn kết, tương trợgiúp đỡ mọi người trong cộng đồng.

4. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” cho cá nhân trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.

5. Bộ Quốc phòng quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” đối với dân quân thường trực, dân quân tự vệ cơ động.

6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 25. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”

1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng hằng năm cho tập thể tiêu biểu xuất sắc trong số các tập thể dẫn đầu cụm, khối thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh tổ chức và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắchoàn thành vượt các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác.

2. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương tổ chức.

3. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động có thời gian thực hiện từ 05 năm trở lên khi sơ kết, tổng kết phong trào.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 26. Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh

1. Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của cụm, khối thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh tổ chức và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Hoàn thành vượt các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác.

2. Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua theo chuyên đề do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên khi tổng kết phong trào.

3. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh.

Điều 27. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”

1. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” để tặng hằng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;

b) Tích cực tham gia phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;

c) Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất là 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

d) Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

đ) Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều nàycó 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất là 70% cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”.

3. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”.

Điều 28. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”

1. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” để tặng hằng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

b) Tham gia phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;

c) Có ít nhất là 70% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;

d) Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này, có ít nhất là 70% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

3. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”.

Điều 29. Danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu

1. Danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu để tặng hằng năm cho xã, phường, thị trấn dẫn đầu phong trào thi đua cấp huyện và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giao;

b) Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển;

c) Đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú;

d) Môi trường an toàn, thân thiện, cảnh quan sạch đẹp;

đ) Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn và việc xét tặng danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu trên cơ sở khung tiêu chuẩn do Chính phủ quy định.

Điều 30. Danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa

1. Danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa để tặng hằng năm cho thôn, tổ dân phố trong phạm vi cấp xã đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đời sống kinh tế ổn định và phát triển;

b) Đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú;

c) Môi trường an toàn, thân thiệncảnh quan sạch đẹp;

d) Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước; giữ vững trật tự, an toàn xã hội; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương;

đ) Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn và việc xét tặng danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa trên cơ sở khung tiêu chuẩn do Chính phủ quy định.

Điều 31. Danh hiệu “Gia đình văn hóa”

1. Danh hiệu “Gia đình văn hóa” để tặng hằng năm cho hộ gia đình đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương;

c) Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn và việc xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa” trên cơ sở khung tiêu chuẩn do Chính phủ quy định.

Điều 32. Các danh hiệu thi đua khác

1. Danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hộitổ chức xã hội – nghề nghiệp do cơ quan trung ương của các tổ chức này quy định.

2. Danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn danh hiệu cờ thi đua của quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

3. Danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn danh hiệu cờ thi đua của đại học quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

4. Danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đối với cá nhân, tập thể và người đang công tác, học tập tại cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục, đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc người đứng đầu Bộ, ngành quản lý cơ sở giáo dục quy định theo thẩm quyền.

Chương III

ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG

Mục 1. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG HUÂN CHƯƠNG

Điều 33. Huân chương

1. Huân chương để tặng cho tập thể có nhiều thành tích; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công trạng, lập được thành tích hoặc có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. Huân chương gồm:

a) “Huân chương Sao vàng”;

b) “Huân chương Hồ Chí Minh”;

c) “Huân chương Độc lập” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

d) “Huân chương Quân công” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

đ) “Huân chương Lao động” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

e) “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

g) “Huân chương Chiến công” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

h) “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”;

i) “Huân chương Dũng cảm”;

k) “Huân chương Hữu nghị”.

Điều 34. “Huân chương Sao vàng”

1. “Huân chương Sao vàng” là huân chương cao quý nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. “Huân chương Sao vàng” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc;

b) Có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với đất nước thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác.

3. “Huân chương Sao vàng” để tặng cho Bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” và sau đó có liên tục từ 25 năm trở lên đến thời điểm đề nghị lập được nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới tiêu biểu cho cả nước học tập;

b) Có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảngcủa dân tộcnội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. “Huân chương Sao vàng” để tặng cho quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phònghệ lực lượng trong Công an nhân dân, tổng cục và tương đương thuộc Bộ, ban, ngành đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” và sau đó có liên tục từ 25 năm trở lên đến thời điểm đề nghị lập được nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới tiêu biểu cho cả nước học tập;

b) Có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảngcủa dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

5. Tập thể đã được tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần tiếp theo thì thời gian và tiêu chuẩn đề nghị tặng Huân chương Sao vàng” được tính từ khi được tặng Huân chương Hồ Chí Minh” lần gần nhất.

6. “Huân chương Sao vàng” để tặng cho nguyên thủ quốc gia nước ngoài có công lao to lớn đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành công nhận và đề nghị.

7. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Sao vàng” đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Điều 35. “Huân chương Hồ Chí Minh”

1. “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc;

b) Có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác.

2. “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng cho Bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Nhất hoặc “Huân chương Quân công” hạng Nhất và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới tiêu biểu cho cả nước học tập;

b) Có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảngcủa dân tộcnội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng cho quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, hệ lực lượng trong Công an nhân dân, tổng cục và tương đương thuộc Bộ, ban, ngành đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Nhất hoặc “Huân chương Quân công” hạng Nhất và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới tiêu biểu cho cả nước học tập;

b) Có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảngcủa dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. Tập thể đã được tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” và sau đó có liên tục từ 15 năm trở lên đến thời điểm đề nghị lập được nhiều thành tích xuất sắc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh thì được xét tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần tiếp theo. Trong thời gian đó, nếu được tặng Huân chương Độc lập” hạng Nhất hoặc Huân chương Quân công” hạng Nhất thì tiêu chuẩn để tặng Huân chương Hồ Chí Minh” lần tiếp theo thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

5. “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng cho người nước ngoài có công lao to lớn đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành công nhận và đề nghị.

6. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh” đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 36. “Huân chương Độc lập” hạng Nhất

1. “Huân chương Độc lập” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Có thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác.

2. “Huân chương Độc lập” hạng Nhất để tặng cho Bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Nhì;

b) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Độc lập” hạng Nhất để tặng cho tập thể không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Nhì và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. “Huân chương Độc lập” hạng Nhất để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích đặc biệt xuất sắc đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

5. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Độc lập” hạng Nhất đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 37. “Huân chương Độc lập” hạng Nhì

1. “Huân chương Độc lập” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Lập được nhiều thành tích xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác.

2. “Huân chương Độc lập” hạng Nhì để tặng cho Bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Ba;

b) Có nhiều thành tích xuất sắc, có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Độc lập” hạng Nhì để tặng cho tập thể không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Ba và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”, 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”, 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. “Huân chương Độc lập” hạng Nhì để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có nhiều thành tích xuất sắc đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

5. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Độc lập” hạng Nhì đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 38. “Huân chương Độc lập” hạng Ba

1. “Huân chương Độc lập” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Lập được thành tích xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác.

2. “Huân chương Độc lập” hạng Ba để tặng cho Bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn lập được nhiều thành tích xuất sắc; có bề dày truyền thốngcó công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảngcủa dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Độc lập” hạng Ba để tặng cho tập thể không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng Nhất và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 ln được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh;

c) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 30 năm trở lên.

4Huân chương Độc lập” hạng Ba để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật phápphong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích xuất sắc đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

5. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Độc lập” hạng Ba đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 39. “Huân chương Quân công” hạng Nhất

1. “Huân chương Quân công” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân;

b) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân được nêu gương trong toàn quốc.

2. “Huân chương Quân công” hạng Nhất để tặng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Quân công” hạng Nhì;

b) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Quân công” hạng Nhất để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Quân công” hạng Nhì và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Quân công” hạng Nhất đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 40. “Huân chương Quân công” hạng Nhì

1. “Huân chương Quân công” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân;

b) Lập được nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân được nêu gương trong toàn quốc.

2. “Huân chương Quân công” hạng Nhì để tặng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Quân công” hạng Ba;

b) Lập được nhiều thành tích xuất sắc, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Quân công” hạng Nhì để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Quân công” hạng Ba và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”, 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an hoặc có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”, 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an;

b) Nội bộ đoàn kếttổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Quân công” hạng Nhì đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 41. “Huân chương Quân công” hạng Ba

1. “Huân chương Quân công” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân;

b) Lập được thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân được nêu gương trong toàn quốc.

2. “Huân chương Quân công” hạng Ba để tặng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn lập được thành tích xuất sắc; có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; nội bộ đoàn kếttổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Quân công” hạng Ba để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an;

b) Nội bộ đoàn kếttổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh;

c) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 30 năm trở lên.

4. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Quân công” hạng Ba đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 42. “Huân chương Lao động” hạng Nhất

1. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học hoặc lĩnh vực khác, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc;

b) Được giải thưởng cao của thế giới;

cCó phát minh, sáng chế được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc hoặc có công trình khoa học và công nghệ hoặc tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cấp Nhà nước được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận;

d) Có nhiều đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật;

đ) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng Nhì và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lêntrong thời gian đó có từ 03 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 02 lần được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh;

e) Có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho công nhân, nông dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c và khoản 1 Điều này;

b) Công nhân có 03 sáng kiến mang lại giá trị cao, có lợi ích thiết thực và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

c) Nông dân có 03 sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnhmang lại giá trị caocó lợi ích thiết thực hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 05 năm trở lên, giúp đỡ nhiều hộ nông dân phát triển sản xuất và tạo việc làm cho nhiều lao động được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

3. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c và khoản 1 Điều này.

4. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng cho tập thể có nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Có nhiều đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật;

c) Có thành tích đặc biệt xuất sắc, được bình xét khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động;

d) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng Nhì và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 04 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 0lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua.

5. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng cho doanh nghiệptổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản Điều này.

6. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật phápphong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích đặc biệt xuất sắc đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

7. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Lao động” hạng Nhất đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm e khoản 1 Điều này.

Điều 43. “Huân chương Lao động” hạng Nhì

1.“Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học hoặc lĩnh vực khác, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Được giải thưởng quốc tế cao nhất của khu vực;

cCó phát minh, sáng chế được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có công trình khoa học và công nghệ hoặc tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cấp Bộ, ban, ngành, tỉnh;

d) Có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật;

đ) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng Ba và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lêntrong thời gian đó có từ 02 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 01 lần được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh;

e) Có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho công nhân, nông dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c và khoản 1 Điều này;

b) Công nhân có 02 sáng kiến mang lại giá trị cao, có lợi ích thiết thực và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

c) Nông dân có 02 sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnhmang lại giá trị cao và có lợi ích thiết thực hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 0năm trở lên, giúp đỡ nhiều hộ nông dân phát triển sản xuất và tạo việc làm cho người lao động được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

3. “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c và khoản 1 Điều này.

4. “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng cho tập thể có nội bộ đoàn kếtchấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật;

c) Có nhiều thành tích xuất sắc tiêu biểu, được bình xét khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động;

d) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng Ba và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 03 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 0lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua.

5. “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng cho doanh nghiệptổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản Điều này.

6. “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

7. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Lao động” hạng Nhì đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm e khoản 1 Điều này.

Điều 44. “Huân chương Lao động” hạng Ba

1. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu, được bình xét khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 05 năm trở lên;

bCó phát minh, sáng chế được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc công trình khoa học và công nghệ hoặc tác phẩm xuất sắc tiêu biểu ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

c) Có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật;

dCó thành tích xuất sắc đột xuất trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học hoặc lĩnh vực khác, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

đ) Được giải thưởng quốc tế cao của khu vực;

e) Đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có từ 01 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 03 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

g) Có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho công nhân, nông dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này;

b) Công nhân có sáng kiến được áp dụng có hiệu quả, có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề được Bộ, ban ngành, tỉnh công nhận;

c) Nông dân có sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong phạm vi quản lý của Bộ, ban ngành, tỉnh hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 0năm trở lên, giúp đỡ nhiều hộ nông dân phát triển sản xuất và tạo việc làm cho người lao động được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

3. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này.

4. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng cho tập thể có nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật;

c) Có thành tích xuất sắc, được bình xét khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động hoặc phong trào thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 0năm trở lên;

d) Có thành tích xuất sắc trong phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước;

đ) Có quá trình xây dựng, phát triển từ 10 năm trở lên, đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc có 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 01 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 0lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua.

5. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng cho doanh nghiệptổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản Điều này.

6. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

7. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Lao động” hạng Ba đối với trường hợp quy định tại điểm đ và điểm g khoản 1 Điều này.

Điều 45. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất

1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

aLập được thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc;

b) Có phát minh, sáng chế, công trình khoa học và công nghệ hoặc tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cấp Nhà nước về quốc phòng, an ninh được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận;

c) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có từ 03 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 02 lần được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp Bộ;

d) Có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có nội bộ đoàn kếttổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnhchấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an công nhận;

b) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòngBộ Công an hoặc có 04 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòngBộ Công an hoặc có 04 lần được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua.

3. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 46. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì

1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

aLập được thành tích xuất sắc đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân;

b) Có phát minh, sáng chế, công trình khoa học và công nghệ hoặc tác phẩm xuất sắc cấp Nhà nước về quốc phòng, an ninh được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận;

c) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có từ 02 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 01 lần được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp Bộ;

d) Có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có nội bộ đoàn kếttổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnhchấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dânnền an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an công nhận;

b) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòngBộ Công an hoặc có 03 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòngBộ Công an hoặc có 03 lần được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua.

3. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 47. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba

1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng hoặc hệ lực lượng trong Công an nhân dân;

b) Có phát minh, sáng chế, công trình khoa học và công nghệ hoặc tác phẩm xuất sắc cấp Bộ, ban, ngành, tỉnh về quốc phòng, an ninh được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận;

cĐã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có từ 01 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 03 lần được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở;

d) Có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có nội bộ đoàn kết, tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnhchấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng hoặc hệ lực lượng trong Công an nhân dân được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an công nhận;

b) Có quá trình xây dựng, phát triển từ 10 năm trở lên, trong thời gian đó đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 01 lần được tặng Cờ thi đua của Chính phủ hoặc có 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòngBộ Công an hoặc có 01 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòngBộ Công an và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòngBộ Công an hoặc có 02 lần được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua.

3. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 48. “Huân chương Chiến công” hạng Nhất

1. “Huân chương Chiến công” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Chủ động, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc không quản hy sinh tính mạng, kiên quyết đấu tranh với tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướchoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; thành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

2. “Huân chương Chiến công” hạng Nhất để tặng cho tập thể trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Chủ động, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; thành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

Điều 49. “Huân chương Chiến công” hạng Nhì

1. “Huân chương Chiến công” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được chiến công xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân hoặc trong Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Chủ động, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hộichấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướchoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giaothành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân hoặc trong Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

2. “Huân chương Chiến công” hạng Nhì để tặng cho tập thể trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân hoặc trong Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Chủ động, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giaothành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân hoặc trong Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

Điều 50. “Huân chương Chiến công” hạng Ba

1. “Huân chương Chiến công” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được chiến công xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong toàn quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, trong hệ lực lượng trong Công an nhân dân hoặc ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Chủ động, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hộichấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giaothành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, trong hệ lực lượng trong Công an nhân dân hoặc ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

2. “Huân chương Chiến công” hạng Ba để tặng cho tập thể trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong toàn quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, trong hệ lực lượng trong Công an nhân dân hoặc ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Chủ động, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hộinội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; thành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, trong hệ lực lượng trong Công an nhân dân hoặc ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

Điều 51. “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”

1. “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc” để tặng hoặc truy tặng cho nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáongười dân tộc thiểu số, doanh nhân tiêu biểu, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân khác có quá trình cống hiến, có công lao to lớn, thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công nhận.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 52. “Huân chương Dũng cảm”

“Huân chương Dũng cảm” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có hành động dũng cảm khi cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân trong thảm họathiên tai, dịch bệnh, tai nạn, cháy, nổ, đấu tranh phòng, chống tội phạm hoặc dũng cảm xung phong vào nơi nguy hiểm nhằm bảo vệ tính mạng của người dân  thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc toàn quốc.

Điều 53. “Huân chương Hữu nghị”

1. “Huân chương Hữu nghị” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tập thể người nước ngoài có đóng góp to lớn trong xây dựng, củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước trên thế giới và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có tinh thần đoàn kết hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam;

b) Có đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước hoặc công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Việt Nam; có đóng góp tích cực vào việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp và toàn diện giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 2. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG HUY CHƯƠNG

Điều 54. Huy chương

1. Huy chương để tặng hoặc truy tặng cho quân nhân, công nhâncông chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân có quá trình công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giaongười nước ngoài có nhiều đóng góp trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

2. Huy chương gồm:

a) “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”;

b) “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”;

c) “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

d) “Huy chương Hữu nghị”.

Điều 55. “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”

“Huy chương Quân kỳ quyết thắng” để tặng hoặc truy tặng cho quân nhân, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân có quá trình công tác liên tục từ 25 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 56. “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”

“Huy chương Vì an ninh Tổ quốc” để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân có quá trình công tác liên tục từ 25 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 57. “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang”

1. “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” để tặng hoặc truy tặng cho quân nhân, công nhâncông chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. Tiêu chuẩn tặng hoặc truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này như sau:

a) “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình công tác liên tục từ 20 năm trở lên;

b) “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình công tác liên tục từ 15 năm đến dưới 20 năm;

c) “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình công tác liên tục từ 10 năm đến dưới 15 năm.

3. Việc tặng hoặc truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này có thời gian làm nhiệm vụ trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ hoặc làm nhiệm vụ quốc tế được quy định như sau:

a) Hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thời gian làm nhiệm vụ từ đủ 01 năm trở lên thì được tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Ba;

bQuân nhân, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dânsĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân hy sinh và được công nhận liệt sĩ có thời gian làm nhiệm vụ chưa đủ 01 năm thì được truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Ba; có thời gian làm nhiệm vụ từ 01 năm đến dưới 05 năm thì được truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Nhì; có thời gian làm nhiệm vụ từ 05 năm trở lên thì được truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Nhất; trường hợp tổng thời gian công tác đã đủ điều kiện tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” mà chưa đề nghị khen thưởng hoặc đã được tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” mà chưa đủ điều kiện để tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng cao hơn thì được truy tặng nâng lên một hạng;

c) Thời gian làm nhiệm vụ trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm nhiệm vụ quốc tế của quân nhân, công nhâncông chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân được nhân hệ số 02 khi tính thời gian công tác để tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” các hạng quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 58. “Huy chương Hữu nghị”

1. “Huy chương Hữu nghị” để tặng hoặc truy tặng cho người nước ngoài thuộc đối tượng sau đây:

a) Người nước ngoài trong các cơ quan, tổ chức thuộc Nhà nước, Chính phủ nước ngoài tương đương Bộ, ban, ngành, tỉnh; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên hoặc có quan hệ đối tác; hội hữu nghị của các nước với Việt Nam; hội hữu nghị cấp tỉnh, bang, thành phố của các nước có quan hệ đối tác đặc biệt, đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với Việt Nam; cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng, cơ quan đại diện thường trú của các tổ chức quốc tế, tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp quốc tại Việt Nam; tổ chức phi chính phủ nước ngoài có hoạt động tại Việt Nam;

b) Lãnh sự Danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước ngoài có thời gian đảm nhiệm chức vụ từ 03 năm trở lên;

c) Người nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này nhưng có thời gian đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam từ 05 năm trở lên.

2. “Huy chương Hữu nghị” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có tinh thần đoàn kết hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp và phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam;

b) Có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Việt Nam; có đóng góp vào việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

Mục 3. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG  DANH HIỆU VINH DỰ NHÀ NƯỚC

Điều 59. Danh hiệu vinh dự nhà nước

1. Danh hiệu vinh dự nhà nước để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có những đóng góp đặc biệt xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Danh hiệu vinh dự nhà nước gồm:

a) “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng”;

b) “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;

c) “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”;

d) “Anh hùng Lao động”;

đ) “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”;

e) “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”;

g) “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”;

h) “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”.

Điều 60. Danh hiệu “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng”

Danh hiệu “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng” để tặng cho tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt các tiêu chuẩn sau đây:

1. Có thành tích đặc biệt xuất sắc và toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

2. Năng động, sáng tạo, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, là động lực thúc đẩy sự phát triển của khu vực và cả nước trong công cuộc đổi mớiđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế;

3. Tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đoàn kết, thống nhất.

Điều 61. Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

1. Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” để tặng hoặc truy tặng cho những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.

2. Việc xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 62. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”

1. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp táclà tấm gương mẫu mực về mọi mặt;

b) Có hành động anh hùng, mưu trí, dũng cảm, hy sinh quên mình, đạt được thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, được nêu gương trong toàn quốc hoặc có công trình nghiên cứu có giá trị đặc biệt đã được ứng dụng vào thực tiễn hoạt động quân sự, quốc phòng, an ninh hoặc kinh tế – xã hội trong phạm vi toàn quốc;

c) Có trình độ kỹ thuật, chiến thuật giỏi, chuyên môn, nghiệp vụ thành thạo; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ; có công lớn trong việc bồi dưỡng về kỹ thuật, chiến thuật, chuyên môn, nghiệp vụ cho đồng đội.

2. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

b) Sáng tạo, mưu trí, dũng cảm trong chiến đấu và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, là ngọn cờ tiêu biểu trong phong trào thi đua, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân trong thời gian từ 10 năm trở lên;

c) Dẫn đầu toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ huy, lập nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới phục vụ chiến đấu, huấn luyện và công tác;

d) Dẫn đầu trong việc đào tạobồi dưỡng về kỹ thuật, chiến thuật, về chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị cho cán bộ, chiến sĩ; quản lý tốt vũ khí và cơ sở vật chất kỹ thuật, an toàn tuyệt đối về người và tài sản;

đ) Trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân; có tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; dẫn đầu trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, hợp tác, giúp đỡ và đoàn kết quân dân, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ;

e) Tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, được Nhân dân địa phương tin yêu, là tấm gương mẫu mực về mọi mặt.

3. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” còn để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm đ và e khoản 2 Điều này có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Điều 63. Danh hiệu “Anh hùng Lao động”

1. Danh hiệu “Anh hùng Lao động” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, nỗ lực, vượt khó, tận tụy với công việc; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp tác; là tấm gương mẫu mực về mọi mặt;

b) Có tinh thần lao động sáng tạo, đạt năng suất lao động cao, chất lượng và hiệu quả, lập được thành tích đặc biệt xuất sắc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;

c) Đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đơn vị, địa phương, ngành và đất nước trong thời gian từ 10 năm trở lên, được tập thể suy tôn;

d) Có nhiều thành tích trong công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, có sáng kiến, công trình nghiên cứu khoa học, tác phẩm có giá trị đặc biệt mang lại hiệu quả cao trong phạm vi toàn quốc;

đ) Có công lớn trong việc bồi dưỡng, đào tạo cho đồng nghiệp và thế hệ trẻ, trong việc hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh.

2. Danh hiệu “Anh hùng Lao động” để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sáng tạo vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;

b) Là tập thể dẫn đầu toàn quốc về năng suất, chất lượng, hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, ngành và đất nước trong thời gian từ 10 năm trở lên;

c) Dẫn đầu toàn quốc trong việc áp dụng và đổi mới khoa học và công nghệ, có nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, bảo vệ môi trường sinh thái và chuyển đổi số;

d) Dẫn đầu trong việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ về mọi mặt cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; là điển hình về công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để các tập thể khác noi theo;

đ) Trung thành với Tổ quốc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; dẫn đầu trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm tốt quyền lợi của người lao động, quản lý tốt nguồn vốn, tài sản, bảo đảm tuyệt đối an toàn về người và tài sản;

e) Tích cực tham gia các phong trào ở địa phương; là tấm gương mẫu mực về mọi mặt được Nhân dân địa phương ca ngợi.

3. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, danh hiệu “Anh hùng Lao động” còn để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm đ và e khoản 2 Điều này có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 64. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”

1. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” để tặng cho cá nhân gồm nhà giáocán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục.

2. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã được tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu học trò, có tài năng sư phạm xuất sắc, có công lớn trong sự nghiệp giáo dục, có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội, được học trò, đồng nghiệp và Nhân dân kính trọng;

c) Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên, trong đó có từ 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

3. Danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu học trò, có tài năng sư phạm, có công trong sự nghiệp giáo dục, được học trò, đồng nghiệp và Nhân dân kính trọng;

c) Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có từ 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

4. Thời gian công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ được nhân hệ số 02 khi tính thời gian công tác để xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”.

5. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 65. Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”

1. Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” để tặng cho cá nhân gồm bác sĩ, dược sĩ, y sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên ngành yhộ sinh, lương y, lương dược và cán bộ quản lý y tế.

2. Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã được tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, hết lòng thương yêu người bệnh, có tài năng và có nhiều thành tích xuất sắc trong phòng bệnh, chữa bệnh, phát triển khoa họckỹ thuật về y tế, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, có ảnh hưởng rộng rãi trong Nhân dân, được người bệnh và đồng nghiệp tin cậy, kính trọng;

c) Có thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế từ 20 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý y tế thì phải có thời gian công tác trong ngành y tế từ 25 năm trở lên, trong đó có từ 15 năm trở lên trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế.

3. Danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, hết lòng thương yêu người bệnh, có tài năng, có nhiều thành tích xuất sắc trong nghề, được người bệnhđồng nghiệp và Nhân dân tin cậy, kính trọng;

c) Có thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế từ 15 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý y tế thì phải có thời gian công tác trong ngành y tế từ 20 năm trở lên, trong đó có từ 10 năm trở lên trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế.

4. Thời gian công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ được nhân hệ số 02 khi tính thời gian công tác để xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.

5. Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 66. Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”

1. Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” để tặng cho cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật gồm:

a) Diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy dàn nhạc, biên đạo, quay phim, nhạc sĩ, họa sĩ, phát thanh viên;

b) Người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này do Chính phủ quy định.

2. Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghệ thuật xuất sắc, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ;

c) Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật từ 20 năm trở lên hoặc từ 15 năm trở lên đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa;

d) Sau khi được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”, tiếp tục được tặng giải thưởng của các cuộc thiliên hoan, hội diễn nghệ thuật trong nước hoặc ngoài nước hoặc có tác phẩm xuất sắc có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật được công chúng yêu thích, đón nhận.

3. Danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghệ thuật, có tinh thần phục vụ Nhân dân, được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ;

c) Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật từ 15 năm trở lên hoặc từ 10 năm trở lên đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa; được tặng giải thưởng của các cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật trong nước hoặc ngoài nước hoặc có tác phẩm xuất sắc có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật được công chúng yêu thích, đón nhận.

4. Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 67. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”

1. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” để tặng cho cá nhân có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

2. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã được tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt; kỹ năng đặc biệt xuất sắc; có thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa từ 20 năm trở lên;

c) Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

d) Được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ, kính trọng; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong cả nước.

3. Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, kỹ năng đặc biệt xuất sắc; có thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa từ 15 năm trở lên;

c) Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

d) Được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ, kính trọng; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương.

4. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 4. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG “GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH”, “GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC”

Điều 68. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”

1. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân trung thành với Tổ quốc, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là tác giả hoặc đồng tác giả của một hoặc nhiều công trình, tác phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 69 và Điều 70 của Luật này và đã được công bố, sử dụng kể từ ngày 02 tháng 9 năm 1945, bao gồm:

a) Công trình khoa học và công nghệ, giáo dục;

b) Tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình nghiên cứu lý luận phê bình dưới các hình thức xuất bản, kiến trúc, triển lãm, sân khấu, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, giảng dạy, đĩa hát hoặc các hình thức khác.

2. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” để tặng hoặc truy tặng cho người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp và phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam, là tác giả hoặc đồng tác giả của tác phẩm, công trình nghiên cứu về Việt Nam.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”.

Điều 69. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”

1. “Giải thưởng Hồ Chí Minh” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân là tác giả hoặc đồng tác giả của một hoặc nhiều công trình, tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật này và đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đặc biệt xuất sắc;

b) Có giá trị rất cao về khoa học, văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng;

c) Có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảngcủa dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống Nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, khoa học, công nghệ, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật của đất nước.

2. “Giải thưởng Hồ Chí Minh” được xét tặng và công bố 05 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 70. “Giải thưởng Nhà nước”

1. “Giải thưởng Nhà nước” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân là tác giả hoặc đồng tác giả của một hoặc nhiều công trình, tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật này và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Công trình nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ xuất sắc, có tác dụng nâng cao năng suất lao động, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;

b) Sách giáo khoa, giáo trình có giá trị xuất sắc và được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

c) Tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình nghiên cứu lý luận phê bình có giá trị cao về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có tác dụng tốt trong việc giáo dục, xây dựng con người mới, nâng cao trình độ thẩm mỹ của Nhân dân, góp phần đáng kể vào sự phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam.

2. “Giải thưởng Nhà nước” được xét tặng và công bố 05 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mục 5. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG  KỶ NIỆM CHƯƠNG, BẰNG KHEN, GIẤY KHEN

Điều 71. Kỷ niệm chương

1. Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tặng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của Quốc hội. Tên kỷ niệm chương, đối tượng, tiêu chuẩn tặng kỷ niệm chương do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định.

2. Kỷ niệm chương để tặng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của Bộ, ban, ngành, tỉnh, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệptổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương.

Tên kỷ niệm chương, đối tượng và tiêu chuẩn tặng kỷ niệm chương do Bộ, ban, ngành, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệptổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương quđịnh.

3. Tên kỷ niệm chương phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở trung ương.

Điều 72. Bằng khen

1. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.

2. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh.

Điều 73. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”

1. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu, được bình xét trong phong trào thi đua;

b) Đã được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh và có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có 03 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

c) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuấtcó phạm vi ảnh hưởng trong B, ban, ngành, tỉnh hoặc được giải thưởng ở khu vực;

d) Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo.

2. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng hoặc truy tặng cho công nhân, nông dân, người lao động chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này;

b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất trong lao động, sản xuấtcó phạm vi ảnh hưởng trong lĩnh vực, ngành, nghề;

c) Công nhân có sáng kiến mang lại lợi ích giá trị caocó phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp huyện và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề;

d) Nông dân có mô hình sản xuất hiệu quản định từ 02 năm trở lên, có phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp huyện và giúp đỡ hộ nông dân khác phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động.

3. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, có thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

4. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nướcứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuậtcông tác xã hội, từ thiện nhân đạo;

c) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được bình xét trong cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương tổ chức;

d) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu, được bình xét khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động hoặc phong trào thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên;

đ) Có thành tích xuất sắc trong phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước;

e) Đã được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” hoặc “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 01 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 02 lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh.

5. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 4 Điều này hoặc có thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

6. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho hộ gia đình gương mu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có đóng góp lớn về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội.

7. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp và phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

Điều 74. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh

1. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân gương mu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động;

b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

c) Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo;

d) Có 02 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc có liên tục từ 02 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng có hiệu quả trong phạm vi cơ sở hoặc có 02 đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cơ sở;

đ) Công nhân, nông dân, người lao động lập được nhiều thành tích trong lao độngsản xuấtcó phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.

2. Bằng khen của Bộ, ban, ngànhtỉnh để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có thành tích đóng góp vào sự phát triển của Bộ, ban, ngành, địa phương được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

3. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua;

b) Lập được thành tích xuất sắc đột xuấtcó phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bban, ngành, tỉnh;

c) Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo;

d) Có 02 năm liên tục được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” hoặc “Đơn vị quyết thắng”, thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

4. Bằng khen của Bộ, ban, ngànhtỉnh để tặng cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản Điều này hoặc có thành tích đóng góp vào sự phát triển của Bộ, ban, ngành, địa phương được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

5. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho hộ gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có nhiều đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội.

6. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn xét tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 75. Giấy khen

1. Giấy khen gồm:

a) Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc và trực thuộc Bộ, ban, ngành;

b) Giấy khen của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp, hợp tác xã;

c) Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương;

d) Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

đ) Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn xét tặng giấy khen đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 76. Hình thức bằng khen, giấy khen khác

1. Việc khen thưởng bằng hình thức bằng khen của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp tỉnh, giấy khen của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội do cơ quan trung ương của các tổ chức này quy định.

2. Việc khen thưởng bằng hình thức bằng khen của quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

3. Việc khen thưởng bằng hình thức bằng khen của đại học quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

4. Việc khen thưởng bằng hình thức giấy khen đối với cá nhân, tập thể người đang học tập tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc người đứng đầu Bộ, ngành, tổ chức quản lý cơ sở giáo dục quy định.

Chương IV

THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH, TRAO TẶNG; THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

Mục 1. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH KHEN THƯỞNG, TRAO TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

Điều 77. Thẩm quyền của Chủ tịch nước

Chủ tịch nước quyết định tặng huân chương, huy chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, danh hiệu vinh dự nhà nước.

Điều 78. Thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1. Chính phủ quyết định tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.

Điều 79. Thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tặng kỷ niệm chương.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng các ban của Đảng và tương đương ở trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương quyết định tặng bằng khen, cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, kỷ niệm chương; người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ quyết định tặng kỷ niệm chương.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, ban, ngành, người đứng đầu cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” hoặc ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không có tư cách pháp nhân thuộc Bộ, ban, ngành quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tặng cờ thi đua cấp tỉnh, danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu, bằng khen, kỷ niệm chương.

5. Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao động xuất sắc” trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân do Chính phủ quy định.

Điều 80. Thẩm quyền của Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc Bộ, ban, ngành, tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác

1. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc Bộ, ban, ngành, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” và giấy khen.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” và giấy khen.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, giấy khen và danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

4. Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp, hợp tác xã quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” và giấy khen; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên quyết định tặng giấy khen.

5. Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và dân quân thường trực, dân quân tự vệ cơ động do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định.

Điều 81. Thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với các hình thức khen thưởng khác

1. Ngoài các hình thức khen thưởng được quy định tại Luật này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể thực hiện các hình thức khen thưởng khác nhằm động viên đối với cá nhân, tập thể có thành tích để kịp thời nêu gương trong lao động, sản xuất, công tác và động viên phong trào thi đua, phù hợp với các nguyên tắc do Luật này quy định.

2. Doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác có đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước được xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng. Việc xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

a) Việc xét tặng và công bố các danh hiệu, giải thưởng phải được tổ chức công khai, khách quan, công bằng, bình đẳng, trên cơ sở tự nguyện của doanh nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác, bảo đảm không trái với các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được tổ chức tối đa 02 giải thưởng hoặc danh hiệu có phạm vi toàn quốc. Tên gọi, nội dung của danh hiệu, giải thưởng phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý, hoạt động của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

Điều 82. Thẩm quyền trao tặng

1. Người có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trực tiếp trao tặng hoặc ủy quyền trao tặng.

2. Đại sứ hoặc người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được ủy quyền trao tặng các hình thức khen thưởng của Nhà nước Việt Nam cho cá nhân, tập thể ở nước sở tại.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

Mục 2. THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

Điều 83. Thẩm quyền đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng

1. Danh hiệu thi đua được bình xét và đề nghị từ đơn vị cơ sở thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Cấp quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quỹ lương hoặc người đứng đầu doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng các ban của Đảng và tương đương ở trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội ở trung ươngtổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương, Giám đốc đại học quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, công nhận thành tích, đề nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước tặng huân chương, huy chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, danh hiệu vinh dự nhà nước.

3. Người đứng đầu cơ quan được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công tham mưu, giúp về công tác thi đua, khen thưởng đề nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xét tặng huân chương, huy chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”danh hiệu vinh dự nhà nước đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở trung ương, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở địa phương do người có thẩm quyền của địa phương đề nghị khen thưởng theo phân cấp về thẩm quyền quản lý đối với cán bộ ở địa phương.

4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng các ban của Đảng và tương đương ở trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương, Giám đốc đại học quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Chính phủ xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”; đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

5. Người đứng đầu cơ quan được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công tham mưu, giúp về công tác thi đua, khen thưởng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tặng kỷ niệm chương cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của Quốc hội.

6. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức tham mưu, giúp việc về công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm phát hiện cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.

7. Chính phủ quy định chi tiết về thẩm quyền đề nghị, trình khen thưởng đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác.

Điều 84. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng

1. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua gồm:

a) Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua;

b) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể;

c) Biên bản bình xét thi đua;

d) Chứng nhận hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ trong trường hợp đề nghị danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

2. Hồ sơ đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng gồm:

a) Tờ trình đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng;

b) Báo cáo thành tích của cá nhântập thể;

c) Biên bản xét khen thưởng;

d) Chứng nhận hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học hoặc lĩnh vực khác; đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo; phát minh, sáng chế, sáng kiến, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hoặc tác phẩmcông trình khoa học và công nghệ.

3. Trường hợp đề nghị tặng huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” thì trong hồ sơ phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức ở trung ương có liên quan hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Trường hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xét khen thưởng thì người có thẩm quyền đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 83 của Luật này gửi đến cơ quan chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng ở trung ương 01 bộ hồ sơ bản chính kèm theo các tệp tin điện tử của hồ sơ, trừ văn bản có nội dung bí mật nhà nước.

5Người có thẩm quyền đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng huân chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu vinh dự nhà nước quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 83 của Luật này có trách nhiệm công khai danh sách cá nhântập thể trước khi đề nghị khen thưởng.

6Số lượng hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Bộ, ban, ngành, tỉnh do Bộ, ban, ngành, tỉnh quy định. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng được lưu trữ theo quy định của pháp luật.

7. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục xét tặng đối với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; việc công nhận mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, tập thể; việc công khai quy định tại khoản 5 Điều này.

Điều 85. Khen thưởng theo thủ tục đơn giản

1. Việc đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng theo thủ tục đơn giản được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Việc khen thưởng phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước nhằm kịp thời động viên, khích lệ quần chúng;

b) Cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học hoặc lĩnh vực khác hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc được giải thưởng quốc tế của khu vực hoặc thế giới;

c) Khen thưởng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phát hiện;

d) Khen thưởng cống hiến, khen thưởng niên hạn, khen thưởng đối ngoại;

đ) Khen thưởng thành tích có nội dung bí mật nhà nước.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương V

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁ NHÂN, TẬP THỂ, HỘ GIA ĐÌNH TRONG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

Điều 86. Quyền của cá nhân, tập thể, hộ gia đình

1. Cá nhân, tập thể, hộ gia đình được tham gia các phong trào thi đua, được khen thưởng kèm theo hiện vật khen thưởng và hưởng lợi ích khác theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân, hộ gia đình được tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng có quyền lưu giữ, trưng bày và sử dụng hiện vật khen thưởng. Tập thể được tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng có quyền lưu giữ, trưng bày, sử dụng biểu tượng của các hiện vật khen thưởng đó trên các văn bản, tài liệu chính thức của tập thể.

Điều 87. Nghĩa vụ của cá nhân, tập thể, hộ gia đình

1. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng.

2. Phát huy thành tích đã đạt được, tuyên truyềnphổ biến kinh nghiệm; bảo quản, lưu giữ các hiện vật khen thưởng.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC  VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

Điều 88. Trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc thi đua, khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 89. Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.

2. Nội dung quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng gồm:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng;

b) Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng;

c) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;

d) Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác thi đua, khen thưởng;

đ) Thẩm định hồ sơ trình xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;

e) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng và trong hệ thống thi đua, khen thưởng, xây dựng cơ sở dữ liệu về thi đua, khen thưởng;

g) Phát động, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng;

h) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;

i) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng;

k) Hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng.

Điều 90. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng

1. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng.

2. Thành phần Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương gồm Chủ tịch Hội đồng là Thủ tướng Chính phủ, các Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên khác là đại diện lãnh đạo một số cơ quan của Đảng ở trung ươngỦy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủỦy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội.

Chủ tịch Hội đồng quyết định cụ thể thành viên Hội đồng.

3. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Namcơ quan trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội và các địa phương trong việc tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách về tổ chức phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước;

b) Tham mưu, tư vấn cho cấp có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đuahình thức khen thưởng;

c) Định kỳ đánh giá phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kiến nghị, đề xuất chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; tham mưu tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về thi đua, khen thưởngkiểm tra công tác thi đua, khen thưởng.

4. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp và Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tại cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tham mưu, tư vấn cho cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền về công tác thi đua, khen thưởng.

5. Chính phủ quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp và Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Điều 91. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước

Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước căn cứ vào quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thực hiện quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi ngành.

Điều 92. Trách nhiệm của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp

Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp căn cứ vào quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thực hiện quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi tổ chức.

Chương VII

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 93. Xử lý vi phạm về thi đua, khen thưởng

1. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng bị hủy bỏ, hiện vật khen thưởng và tiền thưởng bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian dối trong việc kê khai công trạng, thành tích để được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;

b) Cung cấp thông tin sai sự thật hoặc làm giả hồ sơ, giấy tờ để đề nghị tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;

c) Thẩm định, xét, duyệt, đề nghị danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trái quy định của pháp luật;

d) Có kết luận, quyết định, bản án của cơ quan có thẩm quyền về việc người đã được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có vi phạm, khuyết điểm dẫn đến không bảo đảm tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong khoảng thời gian tính thành tích hoặc liên quan đến công trình, tác phẩm là cơ sở để tặng giải thưởng.

3. Cá nhân được tặng danh hiệu vinh dự nhà nước mà bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Cá nhân được tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” thời kỳ kháng chiến, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” mà bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác bị áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình hoặc tham gia hoạt động chống phá chế độ, Đảng, Nhà nước, đào ngũ, phản bội, chiêu hồi mà bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước.

5. Pháp nhân thương mại được tặng danh hiệu vinh dự nhà nước mà bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và bị áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước.

6. Cá nhân, pháp nhân thương mại bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước mà sau đó có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này thì được phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự nhà nước.

7. Chủ tịch nước quyết định tước, phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự nhà nước.

8. Người có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thì có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đã được xét tặng.

9. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng, thu hồi hiện vật khen thưởng và tiền thưởng; thủ tục tước, phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự nhà nước.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 94. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.

2. Luật Thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 47/2005/QH11, Luật số 32/2009/QH12 và Luật số 39/2013/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Điều 95. Điều khoản chuyển tiếp

Nhà nước tiếp tục công nhận và bảo hộ danh hiệu thi đuahình thức khen thưởng đã được tặng hoặc truy tặng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành; các chế độ, quyền lợi kèm theo danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 96. Khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến

Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến được thực hiện như sau:

1. Nhà nước tiếp tục xem xét, thực hiện, hoàn thành khen thưởng thành tích kháng chiến trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc đối với cá nhân, tập thể, gia đình đủ điều kiện, tiêu chuẩn;

2. Thực hiện tặng và truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” đối với Thanh niên xung phong có thành tích trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành nhiệm vụ, trung thành với cách mạng, có thời gian tại ngũ từ 02 năm trở lên. Thanh niên xung phong hy sinh trong khi làm nhiệm vụ trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc đã được công nhận liệt sĩ thì được truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”;

3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”; hướng dẫn việc thực hiện khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2022.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Vương Đình Huệ

QUỐC HỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Luật số: 06/2022/QH15

Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2022

 

LUẬT

THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Thi đua, khen thưởng.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyềntrình tự và thủ tục thi đua, khen thưởng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình người Việt Nam; cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thi đua là hoạt động có tổ chức do người có thẩm quyền phát động với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể, hộ gia đình.

2. Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích trong thi đua.

3. Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

4. Sáng kiến là giải pháp có tính mới về kỹ thuật, quản lý, tác nghiệpứng dụng tiến bộ kỹ thuật mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực đã được áp dụng tại cơ sở, có khả năng nhân rộng và được cấp có thẩm quyền công nhận.

5Bộ, ban, ngành, tỉnh bao gồm Bộ, cơ quan ngang Bcơ quan thuộc Chính phủTòa án nhân dân tối caoViện kiểm sát nhân dân tối caoVăn phòng Trung ương Đảng, các ban của Đảng và tương đương ở trung ươngVăn phòng Quốc hộiVăn phòng Chủ tịch nướcKiểm toán nhà nước; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

6. Năm tròn là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”.

Điều 4. Mục tiêu của thi đua, khen thưởng

1. Mục tiêu của thi đua là nhằm động viên, thu hút, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể, hộ gia đình phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Mục tiêu của khen thưởng là nhằm khuyến khích, động viên cá nhân, tập thể, hộ gia đình hăng hái thi đua; ghi nhận công lao, thành tích của cá nhân, tập thể, hộ gia đình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 5. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng

1. Việc thi đua được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch;

b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

2. Việc khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

a) Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời;

b) Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được;

c) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó;

d) Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.

Điều 6. Danh hiệu thi đua

1. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân.

2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể.

3. Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình.

Điều 7. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua

1. Phong trào thi đua.

2. Thành tích thi đua.

3. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.

Điều 8. Các loại hình khen thưởng

1. Khen thưởng công trạng là khen thưởng cho cá nhân, tập thể thường xuyên có thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Khen thưởng đột xuất là khen thưởng kịp thời cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình lập được thành tích xuất sắc đột xuất.

3. Khen thưởng phong trào thi đua là khen thưởng cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do cấp có thẩm quyền phát động, chỉ đạo trong thời gian cụ thể hoặc thi đua theo chuyên đề phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước.

4. Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia hoạt động lâu dài trong các giai đoạn cách mạng hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, có công lao, thành tích đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

5. Khen thưởng theo niên hạn là khen thưởng cho cá nhân thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có thành tích, có quá trình công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân.

6. Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Điều 9. Hình thức khen thưởng

1. Huân chương.

2. Huy chương.

3. Danh hiệu vinh dự nhà nước.

4. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”.

5. Kỷ niệm chương.

6. Bằng khen.

7. Giấy khen.

Điều 10. Căn cứ xét khen thưởng

1. Thành tích đạt được.

2. Tiêu chuẩn khen thưởng.

3. Điều kiện và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích.

Điều 11. Quỹ thi đua, khen thưởng

1. Quỹ thi đua, khen thưởng được hình thành trên cơ sở ngân sách nhà nước, từ quỹ thi đua, khen thưởng của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, sự đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, cá nhân, tổ chức nước ngoài và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

2. Quỹ thi đua, khen thưởng được dùng để chi tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; chi thưởng đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho thành tích đạt được trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chi in, làm hiện vật khen thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình.

3. Bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị lập quỹ thi đua, khen thưởng để chi tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện chính sách, chế độ về khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật.

4. Người ra quyết định khen thưởng có trách nhiệm chi thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng do cấp mình quản lý; trường hợp Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định khen thưởng thì cơ quan đã đề nghị khen thưởng quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 83 của Luật này có trách nhiệm chi thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng do cấp mình quản lý.

5. Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng.

Điều 12. Hiện vật khen thưởng

1. Hiện vật khen thưởng là sản phẩm đặc biệt, được Nhà nước bảo hộ để tặng cho tập thể, hộ gia đình, tặng hoặc truy tặng cho cá nhân khi được cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng, gồm huân chương, huy chươnghuy hiệu của danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”danh hiệu “Anh hùng Lao động, danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốckỷ niệm chương; bằng, cờgiấy khen của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.

2. Chính phủ quy định chi tiết mẫu, màu sắc, số sao, số vạch cho từng loại, hạng huân chương, huy chươnghuy hiệu của danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, danh hiệu “Anh hùng Lao động”, danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”kỷ niệm chương; chất liệu, kích thước khung các loại huân chương, huy chương, bằngcờ, giấy khen của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởngthủ tục cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng.

Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích để khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến; đánh giá thành tích; chịu trách nhiệm về quyết định khen thưởng và việc trình cấp trên khen thưởng.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm áp dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa về quản lý công tác thi đua, khen thưởng.

3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trậntrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và có trách nhiệm sau đây:

a) Tuyên truyền, vận động, động viên các đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng;

b) Tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức các phong trào thi đua;

c) Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng.

4. Cơ quan báo chí có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và thường xuyên tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; tích cực tham gia phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc; phổ biến, nêu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, góp phần cổ vũ, khích lệ phong trào thi đua. Công tác tuyên truyền phản ánh đúng kết quả của phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kịp thời phản ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.

5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị tham mưu, giúp việc về công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm sau đây:

a) Tham mưu, đề xuất thực hiện công tác thi đua, khen thưởng;

b) Tham mưu phát động phong trào thi đua; xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung thi đua;

c) Hướng dẫn, đôn đốckiểm tra việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; tiếp nhận, xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởngtrình cấp có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng;

d) Tham mưu sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua.

Điều 14. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức Việt Nam khi nhận hình thức khen thưởng của cá nhân, tổ chức nước ngoài

1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam khi nhận hình thức khen thưởng của cá nhân, tổ chức nước ngoài phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng ý hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 15. Hành vi bị nghiêm cấm trong thi đua, khen thưởng

1. Tổ chức thi đua, khen thưởng trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước; lợi dụng thi đua, khen thưởng để vụ lợi.

2. Cản trở, nhũng nhiễu, tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng.

3. Kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen thưởng.

4. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị, quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trái pháp luật.

5. Sử dụng hiện vật khen thưởng trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, tác động xấu đến xã hội.

6. Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng trái quy định của pháp luật.

Chương II

TỔ CHỨC THI ĐUA, DANH HIỆU THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA

Điều 16. Hình thức, phạm vi tổ chức thi đua

1. Hình thức tổ chức thi đua gồm:

a) Thi đua thường xuyên;

b) Thi đua theo chuyên đề.

2. Phạm vi tổ chức thi đua gồm:

a) Toàn quốc;

b) Bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương;

c) Cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp tổ chức;

d) Cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Điều 17. Nội dung tổ chức phong trào thi đua

1. Xác định mục tiêu, phạm vi, đối tượng, nội dung và tiêu chí, thời gian, kế hoạch, biện pháp tổ chức phong trào thi đua.

2. Phát động, triển khai, thực hiện phong trào thi đua.

3. Kiểm tra, giám sát phong trào thi đua.

4. Tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến.

5. Sơ kết, tổng kết và khen thưởng.

Điều 18. Thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua

1. Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi toàn quốc.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu ban, ngành phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi ngành và lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi địa phương.

4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 19. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân

1. “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

2. Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh.

3. “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

4. “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.

Điều 20. Danh hiệu thi đua đối với tập thể, hộ gia đình

1. Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm:

a) “Cờ thi đua của Chính phủ”;

b) Cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

c) “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”;

d) “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”;

đ) Xãphường, thị trấn tiêu biểu;

e) Thôn, tổ dân phố văn hóa.

2. Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình là “Gia đình văn hóa”.

Điều 21. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được lựa chọn trong số những cá nhân có 02 lần liên tục được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Có sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả và có khả năng nhân rộng trong toàn quốc hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa họccông trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.

2. Người đứng đầu Bộ, ban, ngành, tỉnh xem xét, công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc của sáng kiếnđề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòngBộ trưởng Bộ Công an xem xét, công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.

Điều 22. Danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh

1. Danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được lựa chọn trong số những cá nhân có 03 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

b) Có sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả và có khả năng nhân rộng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa họccông trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quảcó phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân.

2. Người đứng đầu Bộ, ban, ngành, tỉnh xem xét, công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh của sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa họccông trình khoa học và công nghệ.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòngBộ trưởng Bộ Công an xem xét, công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân.

Điều 23. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”

Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

1. Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”;

2. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có sáng kiến được cơ sở công nhận hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa họccông trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được đơn vị công nhận.

Điều 24. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”

1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” để tặng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên;

b) Có tinh thần tự lực, tự cườngđoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua.

2. Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” để tặng cho quân nhân, công nhâncông chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; dân quân thường trực, dân quân tự vệ cơ động; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩcông nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” để tặng cho công nhân, nông dân, người lao động không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lao độngsản xuất có hiệu quả, tích cực tham gia phong trào thi đua và hoạt động xã hội;

b) Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có đạo đức, lối sống lành mạnh, đoàn kết, tương trợgiúp đỡ mọi người trong cộng đồng.

4. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” cho cá nhân trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.

5. Bộ Quốc phòng quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” đối với dân quân thường trực, dân quân tự vệ cơ động.

6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 25. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”

1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng hằng năm cho tập thể tiêu biểu xuất sắc trong số các tập thể dẫn đầu cụm, khối thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh tổ chức và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắchoàn thành vượt các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác.

2. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương tổ chức.

3. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động có thời gian thực hiện từ 05 năm trở lên khi sơ kết, tổng kết phong trào.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 26. Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh

1. Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của cụm, khối thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh tổ chức và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Hoàn thành vượt các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác.

2. Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua theo chuyên đề do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên khi tổng kết phong trào.

3. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh.

Điều 27. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”

1. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” để tặng hằng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;

b) Tích cực tham gia phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;

c) Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất là 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

d) Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

đ) Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều nàycó 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất là 70% cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”.

3. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”.

Điều 28. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”

1. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” để tặng hằng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

b) Tham gia phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;

c) Có ít nhất là 70% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;

d) Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này, có ít nhất là 70% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

3. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”.

Điều 29. Danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu

1. Danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu để tặng hằng năm cho xã, phường, thị trấn dẫn đầu phong trào thi đua cấp huyện và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giao;

b) Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển;

c) Đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú;

d) Môi trường an toàn, thân thiện, cảnh quan sạch đẹp;

đ) Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn và việc xét tặng danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu trên cơ sở khung tiêu chuẩn do Chính phủ quy định.

Điều 30. Danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa

1. Danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa để tặng hằng năm cho thôn, tổ dân phố trong phạm vi cấp xã đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đời sống kinh tế ổn định và phát triển;

b) Đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú;

c) Môi trường an toàn, thân thiệncảnh quan sạch đẹp;

d) Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước; giữ vững trật tự, an toàn xã hội; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương;

đ) Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn và việc xét tặng danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa trên cơ sở khung tiêu chuẩn do Chính phủ quy định.

Điều 31. Danh hiệu “Gia đình văn hóa”

1. Danh hiệu “Gia đình văn hóa” để tặng hằng năm cho hộ gia đình đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương;

c) Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn và việc xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa” trên cơ sở khung tiêu chuẩn do Chính phủ quy định.

Điều 32. Các danh hiệu thi đua khác

1. Danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hộitổ chức xã hội – nghề nghiệp do cơ quan trung ương của các tổ chức này quy định.

2. Danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn danh hiệu cờ thi đua của quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

3. Danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn danh hiệu cờ thi đua của đại học quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

4. Danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đối với cá nhân, tập thể và người đang công tác, học tập tại cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục, đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc người đứng đầu Bộ, ngành quản lý cơ sở giáo dục quy định theo thẩm quyền.

Chương III

ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG

Mục 1. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG HUÂN CHƯƠNG

Điều 33. Huân chương

1. Huân chương để tặng cho tập thể có nhiều thành tích; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công trạng, lập được thành tích hoặc có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. Huân chương gồm:

a) “Huân chương Sao vàng”;

b) “Huân chương Hồ Chí Minh”;

c) “Huân chương Độc lập” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

d) “Huân chương Quân công” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

đ) “Huân chương Lao động” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

e) “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

g) “Huân chương Chiến công” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

h) “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”;

i) “Huân chương Dũng cảm”;

k) “Huân chương Hữu nghị”.

Điều 34. “Huân chương Sao vàng”

1. “Huân chương Sao vàng” là huân chương cao quý nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. “Huân chương Sao vàng” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc;

b) Có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với đất nước thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác.

3. “Huân chương Sao vàng” để tặng cho Bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” và sau đó có liên tục từ 25 năm trở lên đến thời điểm đề nghị lập được nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới tiêu biểu cho cả nước học tập;

b) Có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảngcủa dân tộcnội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. “Huân chương Sao vàng” để tặng cho quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phònghệ lực lượng trong Công an nhân dân, tổng cục và tương đương thuộc Bộ, ban, ngành đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” và sau đó có liên tục từ 25 năm trở lên đến thời điểm đề nghị lập được nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới tiêu biểu cho cả nước học tập;

b) Có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảngcủa dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

5. Tập thể đã được tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần tiếp theo thì thời gian và tiêu chuẩn đề nghị tặng Huân chương Sao vàng” được tính từ khi được tặng Huân chương Hồ Chí Minh” lần gần nhất.

6. “Huân chương Sao vàng” để tặng cho nguyên thủ quốc gia nước ngoài có công lao to lớn đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành công nhận và đề nghị.

7. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Sao vàng” đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Điều 35. “Huân chương Hồ Chí Minh”

1. “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc;

b) Có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác.

2. “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng cho Bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Nhất hoặc “Huân chương Quân công” hạng Nhất và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới tiêu biểu cho cả nước học tập;

b) Có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảngcủa dân tộcnội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng cho quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, hệ lực lượng trong Công an nhân dân, tổng cục và tương đương thuộc Bộ, ban, ngành đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Nhất hoặc “Huân chương Quân công” hạng Nhất và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới tiêu biểu cho cả nước học tập;

b) Có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảngcủa dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. Tập thể đã được tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” và sau đó có liên tục từ 15 năm trở lên đến thời điểm đề nghị lập được nhiều thành tích xuất sắc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh thì được xét tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần tiếp theo. Trong thời gian đó, nếu được tặng Huân chương Độc lập” hạng Nhất hoặc Huân chương Quân công” hạng Nhất thì tiêu chuẩn để tặng Huân chương Hồ Chí Minh” lần tiếp theo thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

5. “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng cho người nước ngoài có công lao to lớn đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành công nhận và đề nghị.

6. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh” đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 36. “Huân chương Độc lập” hạng Nhất

1. “Huân chương Độc lập” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Có thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác.

2. “Huân chương Độc lập” hạng Nhất để tặng cho Bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Nhì;

b) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Độc lập” hạng Nhất để tặng cho tập thể không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Nhì và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. “Huân chương Độc lập” hạng Nhất để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích đặc biệt xuất sắc đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

5. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Độc lập” hạng Nhất đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 37. “Huân chương Độc lập” hạng Nhì

1. “Huân chương Độc lập” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Lập được nhiều thành tích xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác.

2. “Huân chương Độc lập” hạng Nhì để tặng cho Bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Ba;

b) Có nhiều thành tích xuất sắc, có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Độc lập” hạng Nhì để tặng cho tập thể không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Ba và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”, 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”, 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. “Huân chương Độc lập” hạng Nhì để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có nhiều thành tích xuất sắc đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

5. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Độc lập” hạng Nhì đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 38. “Huân chương Độc lập” hạng Ba

1. “Huân chương Độc lập” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Lập được thành tích xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác.

2. “Huân chương Độc lập” hạng Ba để tặng cho Bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn lập được nhiều thành tích xuất sắc; có bề dày truyền thốngcó công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảngcủa dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Độc lập” hạng Ba để tặng cho tập thể không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng Nhất và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 ln được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh;

c) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 30 năm trở lên.

4Huân chương Độc lập” hạng Ba để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật phápphong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích xuất sắc đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

5. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Độc lập” hạng Ba đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 39. “Huân chương Quân công” hạng Nhất

1. “Huân chương Quân công” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân;

b) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân được nêu gương trong toàn quốc.

2. “Huân chương Quân công” hạng Nhất để tặng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Quân công” hạng Nhì;

b) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Quân công” hạng Nhất để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Quân công” hạng Nhì và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Quân công” hạng Nhất đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 40. “Huân chương Quân công” hạng Nhì

1. “Huân chương Quân công” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân;

b) Lập được nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân được nêu gương trong toàn quốc.

2. “Huân chương Quân công” hạng Nhì để tặng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Quân công” hạng Ba;

b) Lập được nhiều thành tích xuất sắc, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Quân công” hạng Nhì để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Quân công” hạng Ba và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”, 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an hoặc có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”, 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an;

b) Nội bộ đoàn kếttổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Quân công” hạng Nhì đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 41. “Huân chương Quân công” hạng Ba

1. “Huân chương Quân công” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân;

b) Lập được thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân được nêu gương trong toàn quốc.

2. “Huân chương Quân công” hạng Ba để tặng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn lập được thành tích xuất sắc; có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; nội bộ đoàn kếttổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Quân công” hạng Ba để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an;

b) Nội bộ đoàn kếttổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh;

c) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 30 năm trở lên.

4. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Quân công” hạng Ba đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 42. “Huân chương Lao động” hạng Nhất

1. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học hoặc lĩnh vực khác, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc;

b) Được giải thưởng cao của thế giới;

cCó phát minh, sáng chế được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc hoặc có công trình khoa học và công nghệ hoặc tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cấp Nhà nước được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận;

d) Có nhiều đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật;

đ) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng Nhì và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lêntrong thời gian đó có từ 03 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 02 lần được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh;

e) Có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho công nhân, nông dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c và khoản 1 Điều này;

b) Công nhân có 03 sáng kiến mang lại giá trị cao, có lợi ích thiết thực và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

c) Nông dân có 03 sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnhmang lại giá trị caocó lợi ích thiết thực hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 05 năm trở lên, giúp đỡ nhiều hộ nông dân phát triển sản xuất và tạo việc làm cho nhiều lao động được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

3. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c và khoản 1 Điều này.

4. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng cho tập thể có nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Có nhiều đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật;

c) Có thành tích đặc biệt xuất sắc, được bình xét khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động;

d) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng Nhì và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 04 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 0lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua.

5. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng cho doanh nghiệptổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản Điều này.

6. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật phápphong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích đặc biệt xuất sắc đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

7. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Lao động” hạng Nhất đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm e khoản 1 Điều này.

Điều 43. “Huân chương Lao động” hạng Nhì

1.“Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học hoặc lĩnh vực khác, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Được giải thưởng quốc tế cao nhất của khu vực;

cCó phát minh, sáng chế được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có công trình khoa học và công nghệ hoặc tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cấp Bộ, ban, ngành, tỉnh;

d) Có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật;

đ) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng Ba và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lêntrong thời gian đó có từ 02 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 01 lần được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh;

e) Có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho công nhân, nông dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c và khoản 1 Điều này;

b) Công nhân có 02 sáng kiến mang lại giá trị cao, có lợi ích thiết thực và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

c) Nông dân có 02 sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnhmang lại giá trị cao và có lợi ích thiết thực hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 0năm trở lên, giúp đỡ nhiều hộ nông dân phát triển sản xuất và tạo việc làm cho người lao động được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

3. “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c và khoản 1 Điều này.

4. “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng cho tập thể có nội bộ đoàn kếtchấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật;

c) Có nhiều thành tích xuất sắc tiêu biểu, được bình xét khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động;

d) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng Ba và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 03 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 0lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua.

5. “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng cho doanh nghiệptổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản Điều này.

6. “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

7. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Lao động” hạng Nhì đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm e khoản 1 Điều này.

Điều 44. “Huân chương Lao động” hạng Ba

1. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu, được bình xét khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 05 năm trở lên;

bCó phát minh, sáng chế được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc công trình khoa học và công nghệ hoặc tác phẩm xuất sắc tiêu biểu ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

c) Có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật;

dCó thành tích xuất sắc đột xuất trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học hoặc lĩnh vực khác, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

đ) Được giải thưởng quốc tế cao của khu vực;

e) Đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có từ 01 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 03 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

g) Có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho công nhân, nông dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này;

b) Công nhân có sáng kiến được áp dụng có hiệu quả, có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề được Bộ, ban ngành, tỉnh công nhận;

c) Nông dân có sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong phạm vi quản lý của Bộ, ban ngành, tỉnh hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 0năm trở lên, giúp đỡ nhiều hộ nông dân phát triển sản xuất và tạo việc làm cho người lao động được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

3. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này.

4. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng cho tập thể có nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật;

c) Có thành tích xuất sắc, được bình xét khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động hoặc phong trào thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 0năm trở lên;

d) Có thành tích xuất sắc trong phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước;

đ) Có quá trình xây dựng, phát triển từ 10 năm trở lên, đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc có 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 01 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 0lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua.

5. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng cho doanh nghiệptổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản Điều này.

6. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

7. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Lao động” hạng Ba đối với trường hợp quy định tại điểm đ và điểm g khoản 1 Điều này.

Điều 45. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất

1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

aLập được thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc;

b) Có phát minh, sáng chế, công trình khoa học và công nghệ hoặc tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cấp Nhà nước về quốc phòng, an ninh được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận;

c) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có từ 03 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 02 lần được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp Bộ;

d) Có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có nội bộ đoàn kếttổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnhchấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an công nhận;

b) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòngBộ Công an hoặc có 04 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòngBộ Công an hoặc có 04 lần được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua.

3. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 46. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì

1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

aLập được thành tích xuất sắc đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân;

b) Có phát minh, sáng chế, công trình khoa học và công nghệ hoặc tác phẩm xuất sắc cấp Nhà nước về quốc phòng, an ninh được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận;

c) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có từ 02 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 01 lần được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp Bộ;

d) Có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có nội bộ đoàn kếttổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnhchấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dânnền an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an công nhận;

b) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòngBộ Công an hoặc có 03 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòngBộ Công an hoặc có 03 lần được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua.

3. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 47. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba

1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng hoặc hệ lực lượng trong Công an nhân dân;

b) Có phát minh, sáng chế, công trình khoa học và công nghệ hoặc tác phẩm xuất sắc cấp Bộ, ban, ngành, tỉnh về quốc phòng, an ninh được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận;

cĐã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có từ 01 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 03 lần được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở;

d) Có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có nội bộ đoàn kết, tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnhchấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng hoặc hệ lực lượng trong Công an nhân dân được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an công nhận;

b) Có quá trình xây dựng, phát triển từ 10 năm trở lên, trong thời gian đó đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 01 lần được tặng Cờ thi đua của Chính phủ hoặc có 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòngBộ Công an hoặc có 01 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòngBộ Công an và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòngBộ Công an hoặc có 02 lần được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua.

3. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 48. “Huân chương Chiến công” hạng Nhất

1. “Huân chương Chiến công” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Chủ động, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc không quản hy sinh tính mạng, kiên quyết đấu tranh với tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướchoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; thành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

2. “Huân chương Chiến công” hạng Nhất để tặng cho tập thể trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Chủ động, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; thành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

Điều 49. “Huân chương Chiến công” hạng Nhì

1. “Huân chương Chiến công” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được chiến công xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân hoặc trong Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Chủ động, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hộichấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướchoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giaothành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân hoặc trong Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

2. “Huân chương Chiến công” hạng Nhì để tặng cho tập thể trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân hoặc trong Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Chủ động, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giaothành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân hoặc trong Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

Điều 50. “Huân chương Chiến công” hạng Ba

1. “Huân chương Chiến công” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được chiến công xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong toàn quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, trong hệ lực lượng trong Công an nhân dân hoặc ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Chủ động, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hộichấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giaothành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, trong hệ lực lượng trong Công an nhân dân hoặc ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

2. “Huân chương Chiến công” hạng Ba để tặng cho tập thể trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong toàn quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, trong hệ lực lượng trong Công an nhân dân hoặc ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Chủ động, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hộinội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; thành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, trong hệ lực lượng trong Công an nhân dân hoặc ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

Điều 51. “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”

1. “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc” để tặng hoặc truy tặng cho nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáongười dân tộc thiểu số, doanh nhân tiêu biểu, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân khác có quá trình cống hiến, có công lao to lớn, thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công nhận.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 52. “Huân chương Dũng cảm”

“Huân chương Dũng cảm” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có hành động dũng cảm khi cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân trong thảm họathiên tai, dịch bệnh, tai nạn, cháy, nổ, đấu tranh phòng, chống tội phạm hoặc dũng cảm xung phong vào nơi nguy hiểm nhằm bảo vệ tính mạng của người dân  thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc toàn quốc.

Điều 53. “Huân chương Hữu nghị”

1. “Huân chương Hữu nghị” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tập thể người nước ngoài có đóng góp to lớn trong xây dựng, củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước trên thế giới và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có tinh thần đoàn kết hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam;

b) Có đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước hoặc công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Việt Nam; có đóng góp tích cực vào việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp và toàn diện giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 2. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG HUY CHƯƠNG

Điều 54. Huy chương

1. Huy chương để tặng hoặc truy tặng cho quân nhân, công nhâncông chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân có quá trình công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giaongười nước ngoài có nhiều đóng góp trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

2. Huy chương gồm:

a) “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”;

b) “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”;

c) “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

d) “Huy chương Hữu nghị”.

Điều 55. “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”

“Huy chương Quân kỳ quyết thắng” để tặng hoặc truy tặng cho quân nhân, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân có quá trình công tác liên tục từ 25 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 56. “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”

“Huy chương Vì an ninh Tổ quốc” để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân có quá trình công tác liên tục từ 25 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 57. “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang”

1. “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” để tặng hoặc truy tặng cho quân nhân, công nhâncông chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. Tiêu chuẩn tặng hoặc truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này như sau:

a) “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình công tác liên tục từ 20 năm trở lên;

b) “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình công tác liên tục từ 15 năm đến dưới 20 năm;

c) “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình công tác liên tục từ 10 năm đến dưới 15 năm.

3. Việc tặng hoặc truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này có thời gian làm nhiệm vụ trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ hoặc làm nhiệm vụ quốc tế được quy định như sau:

a) Hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thời gian làm nhiệm vụ từ đủ 01 năm trở lên thì được tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Ba;

bQuân nhân, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dânsĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân hy sinh và được công nhận liệt sĩ có thời gian làm nhiệm vụ chưa đủ 01 năm thì được truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Ba; có thời gian làm nhiệm vụ từ 01 năm đến dưới 05 năm thì được truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Nhì; có thời gian làm nhiệm vụ từ 05 năm trở lên thì được truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Nhất; trường hợp tổng thời gian công tác đã đủ điều kiện tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” mà chưa đề nghị khen thưởng hoặc đã được tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” mà chưa đủ điều kiện để tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng cao hơn thì được truy tặng nâng lên một hạng;

c) Thời gian làm nhiệm vụ trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm nhiệm vụ quốc tế của quân nhân, công nhâncông chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân được nhân hệ số 02 khi tính thời gian công tác để tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” các hạng quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 58. “Huy chương Hữu nghị”

1. “Huy chương Hữu nghị” để tặng hoặc truy tặng cho người nước ngoài thuộc đối tượng sau đây:

a) Người nước ngoài trong các cơ quan, tổ chức thuộc Nhà nước, Chính phủ nước ngoài tương đương Bộ, ban, ngành, tỉnh; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên hoặc có quan hệ đối tác; hội hữu nghị của các nước với Việt Nam; hội hữu nghị cấp tỉnh, bang, thành phố của các nước có quan hệ đối tác đặc biệt, đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với Việt Nam; cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng, cơ quan đại diện thường trú của các tổ chức quốc tế, tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp quốc tại Việt Nam; tổ chức phi chính phủ nước ngoài có hoạt động tại Việt Nam;

b) Lãnh sự Danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước ngoài có thời gian đảm nhiệm chức vụ từ 03 năm trở lên;

c) Người nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này nhưng có thời gian đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam từ 05 năm trở lên.

2. “Huy chương Hữu nghị” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có tinh thần đoàn kết hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp và phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam;

b) Có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Việt Nam; có đóng góp vào việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

Mục 3. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG  DANH HIỆU VINH DỰ NHÀ NƯỚC

Điều 59. Danh hiệu vinh dự nhà nước

1. Danh hiệu vinh dự nhà nước để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có những đóng góp đặc biệt xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Danh hiệu vinh dự nhà nước gồm:

a) “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng”;

b) “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;

c) “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”;

d) “Anh hùng Lao động”;

đ) “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”;

e) “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”;

g) “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”;

h) “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”.

Điều 60. Danh hiệu “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng”

Danh hiệu “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng” để tặng cho tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt các tiêu chuẩn sau đây:

1. Có thành tích đặc biệt xuất sắc và toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

2. Năng động, sáng tạo, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, là động lực thúc đẩy sự phát triển của khu vực và cả nước trong công cuộc đổi mớiđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế;

3. Tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đoàn kết, thống nhất.

Điều 61. Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

1. Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” để tặng hoặc truy tặng cho những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.

2. Việc xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 62. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”

1. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp táclà tấm gương mẫu mực về mọi mặt;

b) Có hành động anh hùng, mưu trí, dũng cảm, hy sinh quên mình, đạt được thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, được nêu gương trong toàn quốc hoặc có công trình nghiên cứu có giá trị đặc biệt đã được ứng dụng vào thực tiễn hoạt động quân sự, quốc phòng, an ninh hoặc kinh tế – xã hội trong phạm vi toàn quốc;

c) Có trình độ kỹ thuật, chiến thuật giỏi, chuyên môn, nghiệp vụ thành thạo; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ; có công lớn trong việc bồi dưỡng về kỹ thuật, chiến thuật, chuyên môn, nghiệp vụ cho đồng đội.

2. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

b) Sáng tạo, mưu trí, dũng cảm trong chiến đấu và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, là ngọn cờ tiêu biểu trong phong trào thi đua, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân trong thời gian từ 10 năm trở lên;

c) Dẫn đầu toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ huy, lập nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới phục vụ chiến đấu, huấn luyện và công tác;

d) Dẫn đầu trong việc đào tạobồi dưỡng về kỹ thuật, chiến thuật, về chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị cho cán bộ, chiến sĩ; quản lý tốt vũ khí và cơ sở vật chất kỹ thuật, an toàn tuyệt đối về người và tài sản;

đ) Trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân; có tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; dẫn đầu trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, hợp tác, giúp đỡ và đoàn kết quân dân, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ;

e) Tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, được Nhân dân địa phương tin yêu, là tấm gương mẫu mực về mọi mặt.

3. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” còn để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm đ và e khoản 2 Điều này có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Điều 63. Danh hiệu “Anh hùng Lao động”

1. Danh hiệu “Anh hùng Lao động” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, nỗ lực, vượt khó, tận tụy với công việc; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp tác; là tấm gương mẫu mực về mọi mặt;

b) Có tinh thần lao động sáng tạo, đạt năng suất lao động cao, chất lượng và hiệu quả, lập được thành tích đặc biệt xuất sắc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;

c) Đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đơn vị, địa phương, ngành và đất nước trong thời gian từ 10 năm trở lên, được tập thể suy tôn;

d) Có nhiều thành tích trong công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, có sáng kiến, công trình nghiên cứu khoa học, tác phẩm có giá trị đặc biệt mang lại hiệu quả cao trong phạm vi toàn quốc;

đ) Có công lớn trong việc bồi dưỡng, đào tạo cho đồng nghiệp và thế hệ trẻ, trong việc hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh.

2. Danh hiệu “Anh hùng Lao động” để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sáng tạo vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;

b) Là tập thể dẫn đầu toàn quốc về năng suất, chất lượng, hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, ngành và đất nước trong thời gian từ 10 năm trở lên;

c) Dẫn đầu toàn quốc trong việc áp dụng và đổi mới khoa học và công nghệ, có nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, bảo vệ môi trường sinh thái và chuyển đổi số;

d) Dẫn đầu trong việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ về mọi mặt cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; là điển hình về công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để các tập thể khác noi theo;

đ) Trung thành với Tổ quốc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; dẫn đầu trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm tốt quyền lợi của người lao động, quản lý tốt nguồn vốn, tài sản, bảo đảm tuyệt đối an toàn về người và tài sản;

e) Tích cực tham gia các phong trào ở địa phương; là tấm gương mẫu mực về mọi mặt được Nhân dân địa phương ca ngợi.

3. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, danh hiệu “Anh hùng Lao động” còn để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm đ và e khoản 2 Điều này có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 64. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”

1. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” để tặng cho cá nhân gồm nhà giáocán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục.

2. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã được tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu học trò, có tài năng sư phạm xuất sắc, có công lớn trong sự nghiệp giáo dục, có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội, được học trò, đồng nghiệp và Nhân dân kính trọng;

c) Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên, trong đó có từ 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

3. Danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu học trò, có tài năng sư phạm, có công trong sự nghiệp giáo dục, được học trò, đồng nghiệp và Nhân dân kính trọng;

c) Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có từ 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

4. Thời gian công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ được nhân hệ số 02 khi tính thời gian công tác để xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”.

5. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 65. Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”

1. Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” để tặng cho cá nhân gồm bác sĩ, dược sĩ, y sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên ngành yhộ sinh, lương y, lương dược và cán bộ quản lý y tế.

2. Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã được tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, hết lòng thương yêu người bệnh, có tài năng và có nhiều thành tích xuất sắc trong phòng bệnh, chữa bệnh, phát triển khoa họckỹ thuật về y tế, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, có ảnh hưởng rộng rãi trong Nhân dân, được người bệnh và đồng nghiệp tin cậy, kính trọng;

c) Có thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế từ 20 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý y tế thì phải có thời gian công tác trong ngành y tế từ 25 năm trở lên, trong đó có từ 15 năm trở lên trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế.

3. Danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, hết lòng thương yêu người bệnh, có tài năng, có nhiều thành tích xuất sắc trong nghề, được người bệnhđồng nghiệp và Nhân dân tin cậy, kính trọng;

c) Có thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế từ 15 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý y tế thì phải có thời gian công tác trong ngành y tế từ 20 năm trở lên, trong đó có từ 10 năm trở lên trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế.

4. Thời gian công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ được nhân hệ số 02 khi tính thời gian công tác để xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.

5. Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 66. Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”

1. Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” để tặng cho cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật gồm:

a) Diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy dàn nhạc, biên đạo, quay phim, nhạc sĩ, họa sĩ, phát thanh viên;

b) Người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này do Chính phủ quy định.

2. Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghệ thuật xuất sắc, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ;

c) Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật từ 20 năm trở lên hoặc từ 15 năm trở lên đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa;

d) Sau khi được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”, tiếp tục được tặng giải thưởng của các cuộc thiliên hoan, hội diễn nghệ thuật trong nước hoặc ngoài nước hoặc có tác phẩm xuất sắc có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật được công chúng yêu thích, đón nhận.

3. Danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghệ thuật, có tinh thần phục vụ Nhân dân, được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ;

c) Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật từ 15 năm trở lên hoặc từ 10 năm trở lên đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa; được tặng giải thưởng của các cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật trong nước hoặc ngoài nước hoặc có tác phẩm xuất sắc có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật được công chúng yêu thích, đón nhận.

4. Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 67. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”

1. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” để tặng cho cá nhân có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

2. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã được tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt; kỹ năng đặc biệt xuất sắc; có thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa từ 20 năm trở lên;

c) Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

d) Được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ, kính trọng; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong cả nước.

3. Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, kỹ năng đặc biệt xuất sắc; có thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa từ 15 năm trở lên;

c) Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

d) Được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ, kính trọng; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương.

4. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 4. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG “GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH”, “GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC”

Điều 68. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”

1. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân trung thành với Tổ quốc, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là tác giả hoặc đồng tác giả của một hoặc nhiều công trình, tác phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 69 và Điều 70 của Luật này và đã được công bố, sử dụng kể từ ngày 02 tháng 9 năm 1945, bao gồm:

a) Công trình khoa học và công nghệ, giáo dục;

b) Tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình nghiên cứu lý luận phê bình dưới các hình thức xuất bản, kiến trúc, triển lãm, sân khấu, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, giảng dạy, đĩa hát hoặc các hình thức khác.

2. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” để tặng hoặc truy tặng cho người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp và phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam, là tác giả hoặc đồng tác giả của tác phẩm, công trình nghiên cứu về Việt Nam.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”.

Điều 69. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”

1. “Giải thưởng Hồ Chí Minh” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân là tác giả hoặc đồng tác giả của một hoặc nhiều công trình, tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật này và đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đặc biệt xuất sắc;

b) Có giá trị rất cao về khoa học, văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng;

c) Có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảngcủa dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống Nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, khoa học, công nghệ, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật của đất nước.

2. “Giải thưởng Hồ Chí Minh” được xét tặng và công bố 05 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 70. “Giải thưởng Nhà nước”

1. “Giải thưởng Nhà nước” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân là tác giả hoặc đồng tác giả của một hoặc nhiều công trình, tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật này và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Công trình nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ xuất sắc, có tác dụng nâng cao năng suất lao động, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;

b) Sách giáo khoa, giáo trình có giá trị xuất sắc và được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

c) Tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình nghiên cứu lý luận phê bình có giá trị cao về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có tác dụng tốt trong việc giáo dục, xây dựng con người mới, nâng cao trình độ thẩm mỹ của Nhân dân, góp phần đáng kể vào sự phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam.

2. “Giải thưởng Nhà nước” được xét tặng và công bố 05 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mục 5. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG  KỶ NIỆM CHƯƠNG, BẰNG KHEN, GIẤY KHEN

Điều 71. Kỷ niệm chương

1. Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tặng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của Quốc hội. Tên kỷ niệm chương, đối tượng, tiêu chuẩn tặng kỷ niệm chương do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định.

2. Kỷ niệm chương để tặng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của Bộ, ban, ngành, tỉnh, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệptổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương.

Tên kỷ niệm chương, đối tượng và tiêu chuẩn tặng kỷ niệm chương do Bộ, ban, ngành, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệptổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương quđịnh.

3. Tên kỷ niệm chương phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở trung ương.

Điều 72. Bằng khen

1. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.

2. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh.

Điều 73. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”

1. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu, được bình xét trong phong trào thi đua;

b) Đã được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh và có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có 03 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

c) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuấtcó phạm vi ảnh hưởng trong B, ban, ngành, tỉnh hoặc được giải thưởng ở khu vực;

d) Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo.

2. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng hoặc truy tặng cho công nhân, nông dân, người lao động chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này;

b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất trong lao động, sản xuấtcó phạm vi ảnh hưởng trong lĩnh vực, ngành, nghề;

c) Công nhân có sáng kiến mang lại lợi ích giá trị caocó phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp huyện và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề;

d) Nông dân có mô hình sản xuất hiệu quản định từ 02 năm trở lên, có phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp huyện và giúp đỡ hộ nông dân khác phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động.

3. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, có thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

4. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nướcứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuậtcông tác xã hội, từ thiện nhân đạo;

c) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được bình xét trong cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương tổ chức;

d) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu, được bình xét khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động hoặc phong trào thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên;

đ) Có thành tích xuất sắc trong phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước;

e) Đã được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” hoặc “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 01 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 02 lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh.

5. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 4 Điều này hoặc có thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

6. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho hộ gia đình gương mu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có đóng góp lớn về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội.

7. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp và phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

Điều 74. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh

1. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân gương mu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động;

b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

c) Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo;

d) Có 02 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc có liên tục từ 02 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng có hiệu quả trong phạm vi cơ sở hoặc có 02 đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cơ sở;

đ) Công nhân, nông dân, người lao động lập được nhiều thành tích trong lao độngsản xuấtcó phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.

2. Bằng khen của Bộ, ban, ngànhtỉnh để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có thành tích đóng góp vào sự phát triển của Bộ, ban, ngành, địa phương được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

3. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua;

b) Lập được thành tích xuất sắc đột xuấtcó phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bban, ngành, tỉnh;

c) Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo;

d) Có 02 năm liên tục được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” hoặc “Đơn vị quyết thắng”, thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

4. Bằng khen của Bộ, ban, ngànhtỉnh để tặng cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản Điều này hoặc có thành tích đóng góp vào sự phát triển của Bộ, ban, ngành, địa phương được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

5. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho hộ gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có nhiều đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội.

6. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn xét tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 75. Giấy khen

1. Giấy khen gồm:

a) Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc và trực thuộc Bộ, ban, ngành;

b) Giấy khen của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp, hợp tác xã;

c) Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương;

d) Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

đ) Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn xét tặng giấy khen đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 76. Hình thức bằng khen, giấy khen khác

1. Việc khen thưởng bằng hình thức bằng khen của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp tỉnh, giấy khen của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội do cơ quan trung ương của các tổ chức này quy định.

2. Việc khen thưởng bằng hình thức bằng khen của quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

3. Việc khen thưởng bằng hình thức bằng khen của đại học quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

4. Việc khen thưởng bằng hình thức giấy khen đối với cá nhân, tập thể người đang học tập tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc người đứng đầu Bộ, ngành, tổ chức quản lý cơ sở giáo dục quy định.

Chương IV

THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH, TRAO TẶNG; THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

Mục 1. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH KHEN THƯỞNG, TRAO TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

Điều 77. Thẩm quyền của Chủ tịch nước

Chủ tịch nước quyết định tặng huân chương, huy chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, danh hiệu vinh dự nhà nước.

Điều 78. Thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1. Chính phủ quyết định tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.

Điều 79. Thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tặng kỷ niệm chương.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng các ban của Đảng và tương đương ở trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương quyết định tặng bằng khen, cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, kỷ niệm chương; người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ quyết định tặng kỷ niệm chương.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, ban, ngành, người đứng đầu cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” hoặc ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không có tư cách pháp nhân thuộc Bộ, ban, ngành quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tặng cờ thi đua cấp tỉnh, danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu, bằng khen, kỷ niệm chương.

5. Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao động xuất sắc” trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân do Chính phủ quy định.

Điều 80. Thẩm quyền của Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc Bộ, ban, ngành, tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác

1. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc Bộ, ban, ngành, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” và giấy khen.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” và giấy khen.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, giấy khen và danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

4. Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp, hợp tác xã quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” và giấy khen; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên quyết định tặng giấy khen.

5. Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và dân quân thường trực, dân quân tự vệ cơ động do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định.

Điều 81. Thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với các hình thức khen thưởng khác

1. Ngoài các hình thức khen thưởng được quy định tại Luật này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể thực hiện các hình thức khen thưởng khác nhằm động viên đối với cá nhân, tập thể có thành tích để kịp thời nêu gương trong lao động, sản xuất, công tác và động viên phong trào thi đua, phù hợp với các nguyên tắc do Luật này quy định.

2. Doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác có đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước được xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng. Việc xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

a) Việc xét tặng và công bố các danh hiệu, giải thưởng phải được tổ chức công khai, khách quan, công bằng, bình đẳng, trên cơ sở tự nguyện của doanh nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác, bảo đảm không trái với các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được tổ chức tối đa 02 giải thưởng hoặc danh hiệu có phạm vi toàn quốc. Tên gọi, nội dung của danh hiệu, giải thưởng phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý, hoạt động của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

Điều 82. Thẩm quyền trao tặng

1. Người có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trực tiếp trao tặng hoặc ủy quyền trao tặng.

2. Đại sứ hoặc người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được ủy quyền trao tặng các hình thức khen thưởng của Nhà nước Việt Nam cho cá nhân, tập thể ở nước sở tại.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

Mục 2. THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

Điều 83. Thẩm quyền đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng

1. Danh hiệu thi đua được bình xét và đề nghị từ đơn vị cơ sở thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Cấp quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quỹ lương hoặc người đứng đầu doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng các ban của Đảng và tương đương ở trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội ở trung ươngtổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương, Giám đốc đại học quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, công nhận thành tích, đề nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước tặng huân chương, huy chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, danh hiệu vinh dự nhà nước.

3. Người đứng đầu cơ quan được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công tham mưu, giúp về công tác thi đua, khen thưởng đề nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xét tặng huân chương, huy chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”danh hiệu vinh dự nhà nước đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở trung ương, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở địa phương do người có thẩm quyền của địa phương đề nghị khen thưởng theo phân cấp về thẩm quyền quản lý đối với cán bộ ở địa phương.

4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng các ban của Đảng và tương đương ở trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương, Giám đốc đại học quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Chính phủ xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”; đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

5. Người đứng đầu cơ quan được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công tham mưu, giúp về công tác thi đua, khen thưởng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tặng kỷ niệm chương cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của Quốc hội.

6. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức tham mưu, giúp việc về công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm phát hiện cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.

7. Chính phủ quy định chi tiết về thẩm quyền đề nghị, trình khen thưởng đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác.

Điều 84. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng

1. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua gồm:

a) Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua;

b) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể;

c) Biên bản bình xét thi đua;

d) Chứng nhận hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ trong trường hợp đề nghị danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

2. Hồ sơ đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng gồm:

a) Tờ trình đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng;

b) Báo cáo thành tích của cá nhântập thể;

c) Biên bản xét khen thưởng;

d) Chứng nhận hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học hoặc lĩnh vực khác; đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo; phát minh, sáng chế, sáng kiến, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hoặc tác phẩmcông trình khoa học và công nghệ.

3. Trường hợp đề nghị tặng huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” thì trong hồ sơ phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức ở trung ương có liên quan hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Trường hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xét khen thưởng thì người có thẩm quyền đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 83 của Luật này gửi đến cơ quan chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng ở trung ương 01 bộ hồ sơ bản chính kèm theo các tệp tin điện tử của hồ sơ, trừ văn bản có nội dung bí mật nhà nước.

5Người có thẩm quyền đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng huân chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu vinh dự nhà nước quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 83 của Luật này có trách nhiệm công khai danh sách cá nhântập thể trước khi đề nghị khen thưởng.

6Số lượng hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Bộ, ban, ngành, tỉnh do Bộ, ban, ngành, tỉnh quy định. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng được lưu trữ theo quy định của pháp luật.

7. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục xét tặng đối với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; việc công nhận mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, tập thể; việc công khai quy định tại khoản 5 Điều này.

Điều 85. Khen thưởng theo thủ tục đơn giản

1. Việc đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng theo thủ tục đơn giản được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Việc khen thưởng phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước nhằm kịp thời động viên, khích lệ quần chúng;

b) Cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học hoặc lĩnh vực khác hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc được giải thưởng quốc tế của khu vực hoặc thế giới;

c) Khen thưởng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phát hiện;

d) Khen thưởng cống hiến, khen thưởng niên hạn, khen thưởng đối ngoại;

đ) Khen thưởng thành tích có nội dung bí mật nhà nước.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương V

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁ NHÂN, TẬP THỂ, HỘ GIA ĐÌNH TRONG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

Điều 86. Quyền của cá nhân, tập thể, hộ gia đình

1. Cá nhân, tập thể, hộ gia đình được tham gia các phong trào thi đua, được khen thưởng kèm theo hiện vật khen thưởng và hưởng lợi ích khác theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân, hộ gia đình được tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng có quyền lưu giữ, trưng bày và sử dụng hiện vật khen thưởng. Tập thể được tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng có quyền lưu giữ, trưng bày, sử dụng biểu tượng của các hiện vật khen thưởng đó trên các văn bản, tài liệu chính thức của tập thể.

Điều 87. Nghĩa vụ của cá nhân, tập thể, hộ gia đình

1. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng.

2. Phát huy thành tích đã đạt được, tuyên truyềnphổ biến kinh nghiệm; bảo quản, lưu giữ các hiện vật khen thưởng.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC  VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

Điều 88. Trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc thi đua, khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 89. Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.

2. Nội dung quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng gồm:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng;

b) Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng;

c) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;

d) Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác thi đua, khen thưởng;

đ) Thẩm định hồ sơ trình xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;

e) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng và trong hệ thống thi đua, khen thưởng, xây dựng cơ sở dữ liệu về thi đua, khen thưởng;

g) Phát động, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng;

h) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;

i) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng;

k) Hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng.

Điều 90. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng

1. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng.

2. Thành phần Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương gồm Chủ tịch Hội đồng là Thủ tướng Chính phủ, các Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên khác là đại diện lãnh đạo một số cơ quan của Đảng ở trung ươngỦy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủỦy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội.

Chủ tịch Hội đồng quyết định cụ thể thành viên Hội đồng.

3. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Namcơ quan trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội và các địa phương trong việc tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách về tổ chức phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước;

b) Tham mưu, tư vấn cho cấp có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đuahình thức khen thưởng;

c) Định kỳ đánh giá phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kiến nghị, đề xuất chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; tham mưu tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về thi đua, khen thưởngkiểm tra công tác thi đua, khen thưởng.

4. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp và Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tại cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tham mưu, tư vấn cho cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền về công tác thi đua, khen thưởng.

5. Chính phủ quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp và Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Điều 91. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước

Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước căn cứ vào quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thực hiện quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi ngành.

Điều 92. Trách nhiệm của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp

Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp căn cứ vào quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thực hiện quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi tổ chức.

Chương VII

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 93. Xử lý vi phạm về thi đua, khen thưởng

1. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng bị hủy bỏ, hiện vật khen thưởng và tiền thưởng bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian dối trong việc kê khai công trạng, thành tích để được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;

b) Cung cấp thông tin sai sự thật hoặc làm giả hồ sơ, giấy tờ để đề nghị tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;

c) Thẩm định, xét, duyệt, đề nghị danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trái quy định của pháp luật;

d) Có kết luận, quyết định, bản án của cơ quan có thẩm quyền về việc người đã được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có vi phạm, khuyết điểm dẫn đến không bảo đảm tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong khoảng thời gian tính thành tích hoặc liên quan đến công trình, tác phẩm là cơ sở để tặng giải thưởng.

3. Cá nhân được tặng danh hiệu vinh dự nhà nước mà bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Cá nhân được tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” thời kỳ kháng chiến, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” mà bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác bị áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình hoặc tham gia hoạt động chống phá chế độ, Đảng, Nhà nước, đào ngũ, phản bội, chiêu hồi mà bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước.

5. Pháp nhân thương mại được tặng danh hiệu vinh dự nhà nước mà bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và bị áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước.

6. Cá nhân, pháp nhân thương mại bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước mà sau đó có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này thì được phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự nhà nước.

7. Chủ tịch nước quyết định tước, phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự nhà nước.

8. Người có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thì có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đã được xét tặng.

9. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng, thu hồi hiện vật khen thưởng và tiền thưởng; thủ tục tước, phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự nhà nước.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 94. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.

2. Luật Thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 47/2005/QH11, Luật số 32/2009/QH12 và Luật số 39/2013/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Điều 95. Điều khoản chuyển tiếp

Nhà nước tiếp tục công nhận và bảo hộ danh hiệu thi đuahình thức khen thưởng đã được tặng hoặc truy tặng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành; các chế độ, quyền lợi kèm theo danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 96. Khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến

Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến được thực hiện như sau:

1. Nhà nước tiếp tục xem xét, thực hiện, hoàn thành khen thưởng thành tích kháng chiến trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc đối với cá nhân, tập thể, gia đình đủ điều kiện, tiêu chuẩn;

2. Thực hiện tặng và truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” đối với Thanh niên xung phong có thành tích trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành nhiệm vụ, trung thành với cách mạng, có thời gian tại ngũ từ 02 năm trở lên. Thanh niên xung phong hy sinh trong khi làm nhiệm vụ trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc đã được công nhận liệt sĩ thì được truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”;

3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”; hướng dẫn việc thực hiện khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2022.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Vương Đình Huệ

QUỐC HỘI
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Luật số: 06/2022/QH15

Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2022

 

LUẬT

THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Thi đua, khen thưởng.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, hình thức, tiêu chuẩn, thẩm quyềntrình tự và thủ tục thi đua, khen thưởng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình người Việt Nam; cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thi đua là hoạt động có tổ chức do người có thẩm quyền phát động với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể, hộ gia đình.

2. Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích trong thi đua.

3. Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

4. Sáng kiến là giải pháp có tính mới về kỹ thuật, quản lý, tác nghiệpứng dụng tiến bộ kỹ thuật mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực đã được áp dụng tại cơ sở, có khả năng nhân rộng và được cấp có thẩm quyền công nhận.

5Bộ, ban, ngành, tỉnh bao gồm Bộ, cơ quan ngang Bcơ quan thuộc Chính phủTòa án nhân dân tối caoViện kiểm sát nhân dân tối caoVăn phòng Trung ương Đảng, các ban của Đảng và tương đương ở trung ươngVăn phòng Quốc hộiVăn phòng Chủ tịch nướcKiểm toán nhà nước; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

6. Năm tròn là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là “0”.

Điều 4. Mục tiêu của thi đua, khen thưởng

1. Mục tiêu của thi đua là nhằm động viên, thu hút, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể, hộ gia đình phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, đổi mới, năng động, sáng tạo vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Mục tiêu của khen thưởng là nhằm khuyến khích, động viên cá nhân, tập thể, hộ gia đình hăng hái thi đua; ghi nhận công lao, thành tích của cá nhân, tập thể, hộ gia đình trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 5. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng

1. Việc thi đua được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tự nguyện, tự giác, công khai, minh bạch;

b) Đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.

2. Việc khen thưởng được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

a) Chính xác, công khai, minh bạch, công bằng, kịp thời;

b) Bảo đảm thống nhất giữa hình thức, đối tượng khen thưởng và công trạng, thành tích đạt được;

c) Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng; không khen thưởng nhiều lần, nhiều hình thức cho một thành tích đạt được; thành tích đến đâu khen thưởng đến đó;

d) Chú trọng khen thưởng cá nhân, tập thể, hộ gia đình trực tiếp lao động, sản xuất, kinh doanh; cá nhân, tập thể công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

3. Bảo đảm bình đẳng giới trong thi đua, khen thưởng.

Điều 6. Danh hiệu thi đua

1. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân.

2. Danh hiệu thi đua đối với tập thể.

3. Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình.

Điều 7. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua

1. Phong trào thi đua.

2. Thành tích thi đua.

3. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.

Điều 8. Các loại hình khen thưởng

1. Khen thưởng công trạng là khen thưởng cho cá nhân, tập thể thường xuyên có thành tích xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Khen thưởng đột xuất là khen thưởng kịp thời cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình lập được thành tích xuất sắc đột xuất.

3. Khen thưởng phong trào thi đua là khen thưởng cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua do cấp có thẩm quyền phát động, chỉ đạo trong thời gian cụ thể hoặc thi đua theo chuyên đề phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước.

4. Khen thưởng quá trình cống hiến là khen thưởng cho cá nhân có quá trình tham gia hoạt động lâu dài trong các giai đoạn cách mạng hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, có công lao, thành tích đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc.

5. Khen thưởng theo niên hạn là khen thưởng cho cá nhân thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân có thành tích, có quá trình công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân.

6. Khen thưởng đối ngoại là khen thưởng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân, tập thể người nước ngoài có thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

Điều 9. Hình thức khen thưởng

1. Huân chương.

2. Huy chương.

3. Danh hiệu vinh dự nhà nước.

4. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”.

5. Kỷ niệm chương.

6. Bằng khen.

7. Giấy khen.

Điều 10. Căn cứ xét khen thưởng

1. Thành tích đạt được.

2. Tiêu chuẩn khen thưởng.

3. Điều kiện và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích.

Điều 11. Quỹ thi đua, khen thưởng

1. Quỹ thi đua, khen thưởng được hình thành trên cơ sở ngân sách nhà nước, từ quỹ thi đua, khen thưởng của doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác, sự đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, cá nhân, tổ chức nước ngoài và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

2. Quỹ thi đua, khen thưởng được dùng để chi tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; chi thưởng đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho thành tích đạt được trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chi in, làm hiện vật khen thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho cá nhân, tập thể, hộ gia đình.

3. Bộ, ban, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị lập quỹ thi đua, khen thưởng để chi tổ chức các phong trào thi đua và thực hiện chính sách, chế độ về khen thưởng theo đúng quy định của pháp luật.

4. Người ra quyết định khen thưởng có trách nhiệm chi thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng do cấp mình quản lý; trường hợp Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định khen thưởng thì cơ quan đã đề nghị khen thưởng quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 83 của Luật này có trách nhiệm chi thưởng từ quỹ thi đua, khen thưởng do cấp mình quản lý.

5. Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập, quản lý và sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng.

Điều 12. Hiện vật khen thưởng

1. Hiện vật khen thưởng là sản phẩm đặc biệt, được Nhà nước bảo hộ để tặng cho tập thể, hộ gia đình, tặng hoặc truy tặng cho cá nhân khi được cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng, gồm huân chương, huy chươnghuy hiệu của danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”danh hiệu “Anh hùng Lao động, danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốckỷ niệm chương; bằng, cờgiấy khen của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng.

2. Chính phủ quy định chi tiết mẫu, màu sắc, số sao, số vạch cho từng loại, hạng huân chương, huy chươnghuy hiệu của danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, danh hiệu “Anh hùng Lao động”, danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”kỷ niệm chương; chất liệu, kích thước khung các loại huân chương, huy chương, bằngcờ, giấy khen của các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởngthủ tục cấp đổi, cấp lại hiện vật khen thưởng.

Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích để khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến; đánh giá thành tích; chịu trách nhiệm về quyết định khen thưởng và việc trình cấp trên khen thưởng.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm áp dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa về quản lý công tác thi đua, khen thưởng.

3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trậntrong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và có trách nhiệm sau đây:

a) Tuyên truyền, vận động, động viên các đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng;

b) Tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức các phong trào thi đua;

c) Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng.

4. Cơ quan báo chí có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và thường xuyên tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; tích cực tham gia phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc; phổ biến, nêu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, góp phần cổ vũ, khích lệ phong trào thi đua. Công tác tuyên truyền phản ánh đúng kết quả của phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kịp thời phản ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.

5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị tham mưu, giúp việc về công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm sau đây:

a) Tham mưu, đề xuất thực hiện công tác thi đua, khen thưởng;

b) Tham mưu phát động phong trào thi đua; xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung thi đua;

c) Hướng dẫn, đôn đốckiểm tra việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; tiếp nhận, xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởngtrình cấp có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng;

d) Tham mưu sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua.

Điều 14. Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức Việt Nam khi nhận hình thức khen thưởng của cá nhân, tổ chức nước ngoài

1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam khi nhận hình thức khen thưởng của cá nhân, tổ chức nước ngoài phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đồng ý hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 15. Hành vi bị nghiêm cấm trong thi đua, khen thưởng

1. Tổ chức thi đua, khen thưởng trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước; lợi dụng thi đua, khen thưởng để vụ lợi.

2. Cản trở, nhũng nhiễu, tiêu cực trong công tác thi đua, khen thưởng.

3. Kê khai gian dối, làm giả hồ sơ, xác nhận, đề nghị sai trong thi đua, khen thưởng.

4. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị, quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trái pháp luật.

5. Sử dụng hiện vật khen thưởng trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, tác động xấu đến xã hội.

6. Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng trái quy định của pháp luật.

Chương II

TỔ CHỨC THI ĐUA, DANH HIỆU THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA

Điều 16. Hình thức, phạm vi tổ chức thi đua

1. Hình thức tổ chức thi đua gồm:

a) Thi đua thường xuyên;

b) Thi đua theo chuyên đề.

2. Phạm vi tổ chức thi đua gồm:

a) Toàn quốc;

b) Bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương;

c) Cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp tổ chức;

d) Cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Điều 17. Nội dung tổ chức phong trào thi đua

1. Xác định mục tiêu, phạm vi, đối tượng, nội dung và tiêu chí, thời gian, kế hoạch, biện pháp tổ chức phong trào thi đua.

2. Phát động, triển khai, thực hiện phong trào thi đua.

3. Kiểm tra, giám sát phong trào thi đua.

4. Tuyên truyền, phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến.

5. Sơ kết, tổng kết và khen thưởng.

Điều 18. Thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua

1. Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi toàn quốc.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu ban, ngành phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi ngành và lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi địa phương.

4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 19. Danh hiệu thi đua đối với cá nhân

1. “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

2. Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh.

3. “Chiến sĩ thi đua cơ sở”.

4. “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.

Điều 20. Danh hiệu thi đua đối với tập thể, hộ gia đình

1. Danh hiệu thi đua đối với tập thể gồm:

a) “Cờ thi đua của Chính phủ”;

b) Cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

c) “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”;

d) “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”;

đ) Xãphường, thị trấn tiêu biểu;

e) Thôn, tổ dân phố văn hóa.

2. Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình là “Gia đình văn hóa”.

Điều 21. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được lựa chọn trong số những cá nhân có 02 lần liên tục được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Có sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả và có khả năng nhân rộng trong toàn quốc hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa họccông trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.

2. Người đứng đầu Bộ, ban, ngành, tỉnh xem xét, công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc của sáng kiếnđề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòngBộ trưởng Bộ Công an xem xét, công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.

Điều 22. Danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh

1. Danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được lựa chọn trong số những cá nhân có 03 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

b) Có sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả và có khả năng nhân rộng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa họccông trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quảcó phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân.

2. Người đứng đầu Bộ, ban, ngành, tỉnh xem xét, công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh của sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa họccông trình khoa học và công nghệ.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòngBộ trưởng Bộ Công an xem xét, công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân.

Điều 23. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”

Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

1. Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”;

2. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có sáng kiến được cơ sở công nhận hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa họccông trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được đơn vị công nhận.

Điều 24. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”

1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” để tặng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên;

b) Có tinh thần tự lực, tự cườngđoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua.

2. Danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” để tặng cho quân nhân, công nhâncông chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; dân quân thường trực, dân quân tự vệ cơ động; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩcông nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” để tặng cho công nhân, nông dân, người lao động không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lao độngsản xuất có hiệu quả, tích cực tham gia phong trào thi đua và hoạt động xã hội;

b) Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có đạo đức, lối sống lành mạnh, đoàn kết, tương trợgiúp đỡ mọi người trong cộng đồng.

4. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” cho cá nhân trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.

5. Bộ Quốc phòng quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” đối với dân quân thường trực, dân quân tự vệ cơ động.

6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 25. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”

1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng hằng năm cho tập thể tiêu biểu xuất sắc trong số các tập thể dẫn đầu cụm, khối thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh tổ chức và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắchoàn thành vượt các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác.

2. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương tổ chức.

3. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động có thời gian thực hiện từ 05 năm trở lên khi sơ kết, tổng kết phong trào.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 26. Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh

1. Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của cụm, khối thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh tổ chức và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Hoàn thành vượt các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác.

2. Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua theo chuyên đề do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên khi tổng kết phong trào.

3. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh.

Điều 27. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”

1. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” để tặng hằng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;

b) Tích cực tham gia phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;

c) Có 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất là 70% cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

d) Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

đ) Nội bộ đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Danh hiệu “Đơn vị quyết thắng” để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều nàycó 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít nhất là 70% cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến”.

3. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”.

Điều 28. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”

1. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” để tặng hằng năm cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

b) Tham gia phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả;

c) Có ít nhất là 70% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;

d) Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân đạt các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này, có ít nhất là 70% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

3. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”.

Điều 29. Danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu

1. Danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu để tặng hằng năm cho xã, phường, thị trấn dẫn đầu phong trào thi đua cấp huyện và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giao;

b) Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển;

c) Đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú;

d) Môi trường an toàn, thân thiện, cảnh quan sạch đẹp;

đ) Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn và việc xét tặng danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu trên cơ sở khung tiêu chuẩn do Chính phủ quy định.

Điều 30. Danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa

1. Danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa để tặng hằng năm cho thôn, tổ dân phố trong phạm vi cấp xã đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đời sống kinh tế ổn định và phát triển;

b) Đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú;

c) Môi trường an toàn, thân thiệncảnh quan sạch đẹp;

d) Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước; giữ vững trật tự, an toàn xã hội; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương;

đ) Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn và việc xét tặng danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa trên cơ sở khung tiêu chuẩn do Chính phủ quy định.

Điều 31. Danh hiệu “Gia đình văn hóa”

1. Danh hiệu “Gia đình văn hóa” để tặng hằng năm cho hộ gia đình đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Tích cực tham gia các phong trào thi đua lao động, sản xuất, học tập, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội của địa phương;

c) Gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; thường xuyên gắn bó, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ trong cộng đồng.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi tiết tiêu chuẩn và việc xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa” trên cơ sở khung tiêu chuẩn do Chính phủ quy định.

Điều 32. Các danh hiệu thi đua khác

1. Danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hộitổ chức xã hội – nghề nghiệp do cơ quan trung ương của các tổ chức này quy định.

2. Danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn danh hiệu cờ thi đua của quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

3. Danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn danh hiệu cờ thi đua của đại học quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

4. Danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn danh hiệu thi đua đối với cá nhân, tập thể và người đang công tác, học tập tại cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục, đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc người đứng đầu Bộ, ngành quản lý cơ sở giáo dục quy định theo thẩm quyền.

Chương III

ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG

Mục 1. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG HUÂN CHƯƠNG

Điều 33. Huân chương

1. Huân chương để tặng cho tập thể có nhiều thành tích; tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có công trạng, lập được thành tích hoặc có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. Huân chương gồm:

a) “Huân chương Sao vàng”;

b) “Huân chương Hồ Chí Minh”;

c) “Huân chương Độc lập” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

d) “Huân chương Quân công” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

đ) “Huân chương Lao động” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

e) “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

g) “Huân chương Chiến công” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

h) “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”;

i) “Huân chương Dũng cảm”;

k) “Huân chương Hữu nghị”.

Điều 34. “Huân chương Sao vàng”

1. “Huân chương Sao vàng” là huân chương cao quý nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. “Huân chương Sao vàng” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc;

b) Có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với đất nước thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác.

3. “Huân chương Sao vàng” để tặng cho Bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” và sau đó có liên tục từ 25 năm trở lên đến thời điểm đề nghị lập được nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới tiêu biểu cho cả nước học tập;

b) Có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảngcủa dân tộcnội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. “Huân chương Sao vàng” để tặng cho quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phònghệ lực lượng trong Công an nhân dân, tổng cục và tương đương thuộc Bộ, ban, ngành đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” và sau đó có liên tục từ 25 năm trở lên đến thời điểm đề nghị lập được nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới tiêu biểu cho cả nước học tập;

b) Có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảngcủa dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

5. Tập thể đã được tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần tiếp theo thì thời gian và tiêu chuẩn đề nghị tặng Huân chương Sao vàng” được tính từ khi được tặng Huân chương Hồ Chí Minh” lần gần nhất.

6. “Huân chương Sao vàng” để tặng cho nguyên thủ quốc gia nước ngoài có công lao to lớn đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành công nhận và đề nghị.

7. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Sao vàng” đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Điều 35. “Huân chương Hồ Chí Minh”

1. “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc;

b) Có nhiều thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác.

2. “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng cho Bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Nhất hoặc “Huân chương Quân công” hạng Nhất và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới tiêu biểu cho cả nước học tập;

b) Có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảngcủa dân tộcnội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng cho quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, hệ lực lượng trong Công an nhân dân, tổng cục và tương đương thuộc Bộ, ban, ngành đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Nhất hoặc “Huân chương Quân công” hạng Nhất và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng rộng và có nhân tố mới tiêu biểu cho cả nước học tập;

b) Có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảngcủa dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. Tập thể đã được tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” và sau đó có liên tục từ 15 năm trở lên đến thời điểm đề nghị lập được nhiều thành tích xuất sắc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh thì được xét tặng “Huân chương Hồ Chí Minh” lần tiếp theo. Trong thời gian đó, nếu được tặng Huân chương Độc lập” hạng Nhất hoặc Huân chương Quân công” hạng Nhất thì tiêu chuẩn để tặng Huân chương Hồ Chí Minh” lần tiếp theo thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

5. “Huân chương Hồ Chí Minh” để tặng cho người nước ngoài có công lao to lớn đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành công nhận và đề nghị.

6. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh” đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 36. “Huân chương Độc lập” hạng Nhất

1. “Huân chương Độc lập” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Có thành tích đặc biệt xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác.

2. “Huân chương Độc lập” hạng Nhất để tặng cho Bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Nhì;

b) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Độc lập” hạng Nhất để tặng cho tập thể không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Nhì và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. “Huân chương Độc lập” hạng Nhất để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích đặc biệt xuất sắc đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

5. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Độc lập” hạng Nhất đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 37. “Huân chương Độc lập” hạng Nhì

1. “Huân chương Độc lập” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Lập được nhiều thành tích xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác.

2. “Huân chương Độc lập” hạng Nhì để tặng cho Bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Ba;

b) Có nhiều thành tích xuất sắc, có bề dày truyền thống, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Độc lập” hạng Nhì để tặng cho tập thể không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng Ba và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”, 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”, 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. “Huân chương Độc lập” hạng Nhì để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có nhiều thành tích xuất sắc đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

5. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Độc lập” hạng Nhì đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 38. “Huân chương Độc lập” hạng Ba

1. “Huân chương Độc lập” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

b) Lập được thành tích xuất sắc, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác.

2. “Huân chương Độc lập” hạng Ba để tặng cho Bộ, ban, ngành, tỉnh, cơ quan của Quốc hội nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn lập được nhiều thành tích xuất sắc; có bề dày truyền thốngcó công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảngcủa dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Độc lập” hạng Ba để tặng cho tập thể không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng Nhất và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 ln được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh;

c) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 30 năm trở lên.

4Huân chương Độc lập” hạng Ba để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật phápphong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích xuất sắc đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

5. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Độc lập” hạng Ba đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 39. “Huân chương Quân công” hạng Nhất

1. “Huân chương Quân công” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân;

b) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân được nêu gương trong toàn quốc.

2. “Huân chương Quân công” hạng Nhất để tặng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Quân công” hạng Nhì;

b) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Quân công” hạng Nhất để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Quân công” hạng Nhì và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 03 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Quân công” hạng Nhất đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 40. “Huân chương Quân công” hạng Nhì

1. “Huân chương Quân công” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân;

b) Lập được nhiều thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân được nêu gương trong toàn quốc.

2. “Huân chương Quân công” hạng Nhì để tặng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Quân công” hạng Ba;

b) Lập được nhiều thành tích xuất sắc, có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Quân công” hạng Nhì để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Quân công” hạng Ba và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”, 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an hoặc có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”, 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an;

b) Nội bộ đoàn kếttổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

4. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Quân công” hạng Nhì đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 41. “Huân chương Quân công” hạng Ba

1. “Huân chương Quân công” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân;

b) Lập được thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân được nêu gương trong toàn quốc.

2. “Huân chương Quân công” hạng Ba để tặng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập năm tròn lập được thành tích xuất sắc; có công lao to lớn trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; nội bộ đoàn kếttổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.

3. “Huân chương Quân công” hạng Ba để tặng cho tập thể trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất và sau đó có liên tục từ 10 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an;

b) Nội bộ đoàn kếttổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh;

c) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 30 năm trở lên.

4. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Quân công” hạng Ba đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Điều 42. “Huân chương Lao động” hạng Nhất

1. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học hoặc lĩnh vực khác, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc;

b) Được giải thưởng cao của thế giới;

cCó phát minh, sáng chế được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc hoặc có công trình khoa học và công nghệ hoặc tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cấp Nhà nước được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận;

d) Có nhiều đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật;

đ) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng Nhì và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lêntrong thời gian đó có từ 03 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 02 lần được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh;

e) Có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho công nhân, nông dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c và khoản 1 Điều này;

b) Công nhân có 03 sáng kiến mang lại giá trị cao, có lợi ích thiết thực và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

c) Nông dân có 03 sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnhmang lại giá trị caocó lợi ích thiết thực hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 05 năm trở lên, giúp đỡ nhiều hộ nông dân phát triển sản xuất và tạo việc làm cho nhiều lao động được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

3. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c và khoản 1 Điều này.

4. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng cho tập thể có nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Có nhiều đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật;

c) Có thành tích đặc biệt xuất sắc, được bình xét khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động;

d) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng Nhì và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 04 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 0lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua.

5. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng cho doanh nghiệptổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản Điều này.

6. “Huân chương Lao động” hạng Nhất để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật phápphong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích đặc biệt xuất sắc đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

7. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Lao động” hạng Nhất đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm e khoản 1 Điều này.

Điều 43. “Huân chương Lao động” hạng Nhì

1.“Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học hoặc lĩnh vực khác, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Được giải thưởng quốc tế cao nhất của khu vực;

cCó phát minh, sáng chế được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có công trình khoa học và công nghệ hoặc tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cấp Bộ, ban, ngành, tỉnh;

d) Có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật;

đ) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng Ba và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lêntrong thời gian đó có từ 02 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 01 lần được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh;

e) Có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho công nhân, nông dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c và khoản 1 Điều này;

b) Công nhân có 02 sáng kiến mang lại giá trị cao, có lợi ích thiết thực và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

c) Nông dân có 02 sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnhmang lại giá trị cao và có lợi ích thiết thực hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 0năm trở lên, giúp đỡ nhiều hộ nông dân phát triển sản xuất và tạo việc làm cho người lao động được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

3. “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c và khoản 1 Điều này.

4. “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng cho tập thể có nội bộ đoàn kếtchấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật;

c) Có nhiều thành tích xuất sắc tiêu biểu, được bình xét khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động;

d) Đã được tặng “Huân chương Lao động” hạng Ba và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 03 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 0lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua.

5. “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng cho doanh nghiệptổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản Điều này.

6. “Huân chương Lao động” hạng Nhì để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

7. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Lao động” hạng Nhì đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm e khoản 1 Điều này.

Điều 44. “Huân chương Lao động” hạng Ba

1. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu, được bình xét khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 05 năm trở lên;

bCó phát minh, sáng chế được ứng dụng mang lại hiệu quả cao, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc công trình khoa học và công nghệ hoặc tác phẩm xuất sắc tiêu biểu ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

c) Có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật;

dCó thành tích xuất sắc đột xuất trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học hoặc lĩnh vực khác, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

đ) Được giải thưởng quốc tế cao của khu vực;

e) Đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có từ 01 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 03 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

g) Có quá trình cống hiến lâu dài trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho công nhân, nông dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này;

b) Công nhân có sáng kiến được áp dụng có hiệu quả, có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề được Bộ, ban ngành, tỉnh công nhận;

c) Nông dân có sáng kiến được áp dụng có hiệu quả trong phạm vi quản lý của Bộ, ban ngành, tỉnh hoặc có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 0năm trở lên, giúp đỡ nhiều hộ nông dân phát triển sản xuất và tạo việc làm cho người lao động được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

3. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này.

4. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng cho tập thể có nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Có nhiều đóng góp trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật;

c) Có thành tích xuất sắc, được bình xét khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động hoặc phong trào thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 0năm trở lên;

d) Có thành tích xuất sắc trong phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước;

đ) Có quá trình xây dựng, phát triển từ 10 năm trở lên, đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc có 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 01 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 0lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua.

5. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng cho doanh nghiệptổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản Điều này.

6. “Huân chương Lao động” hạng Ba để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

7. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Lao động” hạng Ba đối với trường hợp quy định tại điểm đ và điểm g khoản 1 Điều này.

Điều 45. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất

1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

aLập được thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc;

b) Có phát minh, sáng chế, công trình khoa học và công nghệ hoặc tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cấp Nhà nước về quốc phòng, an ninh được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận;

c) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có từ 03 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 02 lần được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp Bộ;

d) Có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có nội bộ đoàn kếttổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnhchấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an công nhận;

b) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 02 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòngBộ Công an hoặc có 04 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòngBộ Công an hoặc có 04 lần được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua.

3. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhất đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 46. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì

1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

aLập được thành tích xuất sắc đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân;

b) Có phát minh, sáng chế, công trình khoa học và công nghệ hoặc tác phẩm xuất sắc cấp Nhà nước về quốc phòng, an ninh được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận;

c) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có từ 02 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 01 lần được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp Bộ;

d) Có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có nội bộ đoàn kếttổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnhchấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dânnền an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an công nhận;

b) Đã được tặng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 01 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” và 01 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòngBộ Công an hoặc có 03 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòngBộ Công an hoặc có 03 lần được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua.

3. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 47. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba

1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng hoặc hệ lực lượng trong Công an nhân dân;

b) Có phát minh, sáng chế, công trình khoa học và công nghệ hoặc tác phẩm xuất sắc cấp Bộ, ban, ngành, tỉnh về quốc phòng, an ninh được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận;

cĐã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có từ 01 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có 03 lần được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở;

d) Có quá trình cống hiến lâu dài trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba để tặng cho tập thể thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có nội bộ đoàn kết, tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnhchấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng lực lượng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng hoặc hệ lực lượng trong Công an nhân dân được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an công nhận;

b) Có quá trình xây dựng, phát triển từ 10 năm trở lên, trong thời gian đó đã được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 01 lần được tặng Cờ thi đua của Chính phủ hoặc có 02 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòngBộ Công an hoặc có 01 lần được tặng cờ thi đua của Bộ Quốc phòngBộ Công an và 01 lần được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòngBộ Công an hoặc có 02 lần được tặng bằng khen của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với tập thể không thuộc đối tượng được tặng cờ thi đua.

3. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Điều 48. “Huân chương Chiến công” hạng Nhất

1. “Huân chương Chiến công” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Chủ động, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc không quản hy sinh tính mạng, kiên quyết đấu tranh với tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướchoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; thành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

2. “Huân chương Chiến công” hạng Nhất để tặng cho tập thể trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Chủ động, sáng tạo, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; thành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quốc được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

Điều 49. “Huân chương Chiến công” hạng Nhì

1. “Huân chương Chiến công” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được chiến công xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân hoặc trong Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Chủ động, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hộichấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướchoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giaothành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân hoặc trong Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

2. “Huân chương Chiến công” hạng Nhì để tặng cho tập thể trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân hoặc trong Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Chủ động, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giaothành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân hoặc trong Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

Điều 50. “Huân chương Chiến công” hạng Ba

1. “Huân chương Chiến công” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được chiến công xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong toàn quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, trong hệ lực lượng trong Công an nhân dân hoặc ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Chủ động, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hộichấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giaothành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, trong hệ lực lượng trong Công an nhân dân hoặc ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

2. “Huân chương Chiến công” hạng Ba để tặng cho tập thể trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong toàn quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, trong hệ lực lượng trong Công an nhân dân hoặc ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận;

b) Chủ động, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hộinội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; thành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng và nêu gương trong toàn quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, trong hệ lực lượng trong Công an nhân dân hoặc ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

Điều 51. “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”

1. “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc” để tặng hoặc truy tặng cho nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáongười dân tộc thiểu số, doanh nhân tiêu biểu, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và cá nhân khác có quá trình cống hiến, có công lao to lớn, thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc được Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công nhận.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 52. “Huân chương Dũng cảm”

“Huân chương Dũng cảm” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có hành động dũng cảm khi cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân trong thảm họathiên tai, dịch bệnh, tai nạn, cháy, nổ, đấu tranh phòng, chống tội phạm hoặc dũng cảm xung phong vào nơi nguy hiểm nhằm bảo vệ tính mạng của người dân  thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương trong phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc toàn quốc.

Điều 53. “Huân chương Hữu nghị”

1. “Huân chương Hữu nghị” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tập thể người nước ngoài có đóng góp to lớn trong xây dựng, củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước trên thế giới và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có tinh thần đoàn kết hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp, phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam;

b) Có đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước hoặc công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của Việt Nam; có đóng góp tích cực vào việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp và toàn diện giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 2. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG HUY CHƯƠNG

Điều 54. Huy chương

1. Huy chương để tặng hoặc truy tặng cho quân nhân, công nhâncông chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân có quá trình công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giaongười nước ngoài có nhiều đóng góp trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

2. Huy chương gồm:

a) “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”;

b) “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”;

c) “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba;

d) “Huy chương Hữu nghị”.

Điều 55. “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”

“Huy chương Quân kỳ quyết thắng” để tặng hoặc truy tặng cho quân nhân, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân có quá trình công tác liên tục từ 25 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 56. “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”

“Huy chương Vì an ninh Tổ quốc” để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân có quá trình công tác liên tục từ 25 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Điều 57. “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang”

1. “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” để tặng hoặc truy tặng cho quân nhân, công nhâncông chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. Tiêu chuẩn tặng hoặc truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này như sau:

a) “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Nhất để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình công tác liên tục từ 20 năm trở lên;

b) “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Nhì để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình công tác liên tục từ 15 năm đến dưới 20 năm;

c) “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Ba để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có quá trình công tác liên tục từ 10 năm đến dưới 15 năm.

3. Việc tặng hoặc truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này có thời gian làm nhiệm vụ trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ hoặc làm nhiệm vụ quốc tế được quy định như sau:

a) Hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thời gian làm nhiệm vụ từ đủ 01 năm trở lên thì được tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Ba;

bQuân nhân, công nhân, công chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dânsĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân hy sinh và được công nhận liệt sĩ có thời gian làm nhiệm vụ chưa đủ 01 năm thì được truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Ba; có thời gian làm nhiệm vụ từ 01 năm đến dưới 05 năm thì được truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Nhì; có thời gian làm nhiệm vụ từ 05 năm trở lên thì được truy tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng Nhất; trường hợp tổng thời gian công tác đã đủ điều kiện tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” mà chưa đề nghị khen thưởng hoặc đã được tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” mà chưa đủ điều kiện để tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng cao hơn thì được truy tặng nâng lên một hạng;

c) Thời gian làm nhiệm vụ trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm nhiệm vụ quốc tế của quân nhân, công nhâncông chức, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân được nhân hệ số 02 khi tính thời gian công tác để tặng “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” các hạng quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 58. “Huy chương Hữu nghị”

1. “Huy chương Hữu nghị” để tặng hoặc truy tặng cho người nước ngoài thuộc đối tượng sau đây:

a) Người nước ngoài trong các cơ quan, tổ chức thuộc Nhà nước, Chính phủ nước ngoài tương đương Bộ, ban, ngành, tỉnh; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia với tư cách là thành viên hoặc có quan hệ đối tác; hội hữu nghị của các nước với Việt Nam; hội hữu nghị cấp tỉnh, bang, thành phố của các nước có quan hệ đối tác đặc biệt, đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với Việt Nam; cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng, cơ quan đại diện thường trú của các tổ chức quốc tế, tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp quốc tại Việt Nam; tổ chức phi chính phủ nước ngoài có hoạt động tại Việt Nam;

b) Lãnh sự Danh dự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước ngoài có thời gian đảm nhiệm chức vụ từ 03 năm trở lên;

c) Người nước ngoài không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này nhưng có thời gian đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam từ 05 năm trở lên.

2. “Huy chương Hữu nghị” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có tinh thần đoàn kết hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp và phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam;

b) Có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Việt Nam; có đóng góp vào việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam với các nước, các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận và đề nghị.

Mục 3. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG  DANH HIỆU VINH DỰ NHÀ NƯỚC

Điều 59. Danh hiệu vinh dự nhà nước

1. Danh hiệu vinh dự nhà nước để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có những đóng góp đặc biệt xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Danh hiệu vinh dự nhà nước gồm:

a) “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng”;

b) “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;

c) “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”;

d) “Anh hùng Lao động”;

đ) “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”;

e) “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”;

g) “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”;

h) “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”.

Điều 60. Danh hiệu “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng”

Danh hiệu “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng” để tặng cho tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt các tiêu chuẩn sau đây:

1. Có thành tích đặc biệt xuất sắc và toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; đóng góp to lớn vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

2. Năng động, sáng tạo, là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ, là động lực thúc đẩy sự phát triển của khu vực và cả nước trong công cuộc đổi mớiđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế;

3. Tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể đoàn kết, thống nhất.

Điều 61. Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”

1. Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” để tặng hoặc truy tặng cho những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.

2. Việc xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 62. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”

1. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp táclà tấm gương mẫu mực về mọi mặt;

b) Có hành động anh hùng, mưu trí, dũng cảm, hy sinh quên mình, đạt được thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, được nêu gương trong toàn quốc hoặc có công trình nghiên cứu có giá trị đặc biệt đã được ứng dụng vào thực tiễn hoạt động quân sự, quốc phòng, an ninh hoặc kinh tế – xã hội trong phạm vi toàn quốc;

c) Có trình độ kỹ thuật, chiến thuật giỏi, chuyên môn, nghiệp vụ thành thạo; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ; có công lớn trong việc bồi dưỡng về kỹ thuật, chiến thuật, chuyên môn, nghiệp vụ cho đồng đội.

2. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

b) Sáng tạo, mưu trí, dũng cảm trong chiến đấu và huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, là ngọn cờ tiêu biểu trong phong trào thi đua, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân trong thời gian từ 10 năm trở lên;

c) Dẫn đầu toàn quân, toàn lực lượng Công an nhân dân trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ huy, lập nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới phục vụ chiến đấu, huấn luyện và công tác;

d) Dẫn đầu trong việc đào tạobồi dưỡng về kỹ thuật, chiến thuật, về chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị cho cán bộ, chiến sĩ; quản lý tốt vũ khí và cơ sở vật chất kỹ thuật, an toàn tuyệt đối về người và tài sản;

đ) Trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân; có tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; dẫn đầu trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, hợp tác, giúp đỡ và đoàn kết quân dân, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ;

e) Tích cực tham gia các phong trào ở địa phương, được Nhân dân địa phương tin yêu, là tấm gương mẫu mực về mọi mặt.

3. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” còn để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm đ và e khoản 2 Điều này có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Điều 63. Danh hiệu “Anh hùng Lao động”

1. Danh hiệu “Anh hùng Lao động” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, nỗ lực, vượt khó, tận tụy với công việc; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp tác; là tấm gương mẫu mực về mọi mặt;

b) Có tinh thần lao động sáng tạo, đạt năng suất lao động cao, chất lượng và hiệu quả, lập được thành tích đặc biệt xuất sắc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;

c) Đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đơn vị, địa phương, ngành và đất nước trong thời gian từ 10 năm trở lên, được tập thể suy tôn;

d) Có nhiều thành tích trong công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, có sáng kiến, công trình nghiên cứu khoa học, tác phẩm có giá trị đặc biệt mang lại hiệu quả cao trong phạm vi toàn quốc;

đ) Có công lớn trong việc bồi dưỡng, đào tạo cho đồng nghiệp và thế hệ trẻ, trong việc hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh.

2. Danh hiệu “Anh hùng Lao động” để tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sáng tạo vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;

b) Là tập thể dẫn đầu toàn quốc về năng suất, chất lượng, hiệu quả, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, ngành và đất nước trong thời gian từ 10 năm trở lên;

c) Dẫn đầu toàn quốc trong việc áp dụng và đổi mới khoa học và công nghệ, có nhiều thành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, bảo vệ môi trường sinh thái và chuyển đổi số;

d) Dẫn đầu trong việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ về mọi mặt cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; là điển hình về công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để các tập thể khác noi theo;

đ) Trung thành với Tổ quốc; nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; dẫn đầu trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm tốt quyền lợi của người lao động, quản lý tốt nguồn vốn, tài sản, bảo đảm tuyệt đối an toàn về người và tài sản;

e) Tích cực tham gia các phong trào ở địa phương; là tấm gương mẫu mực về mọi mặt được Nhân dân địa phương ca ngợi.

3. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, danh hiệu “Anh hùng Lao động” còn để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, tặng cho tập thể đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm đ và e khoản 2 Điều này có thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 64. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”

1. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” để tặng cho cá nhân gồm nhà giáocán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục.

2. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã được tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu học trò, có tài năng sư phạm xuất sắc, có công lớn trong sự nghiệp giáo dục, có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và trong xã hội, được học trò, đồng nghiệp và Nhân dân kính trọng;

c) Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên, trong đó có từ 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

3. Danh hiệu “Nhà giáo ưu tú” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, thương yêu học trò, có tài năng sư phạm, có công trong sự nghiệp giáo dục, được học trò, đồng nghiệp và Nhân dân kính trọng;

c) Có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục thì phải có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có từ 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.

4. Thời gian công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ được nhân hệ số 02 khi tính thời gian công tác để xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”.

5. Danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 65. Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”

1. Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” để tặng cho cá nhân gồm bác sĩ, dược sĩ, y sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên ngành yhộ sinh, lương y, lương dược và cán bộ quản lý y tế.

2. Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã được tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, hết lòng thương yêu người bệnh, có tài năng và có nhiều thành tích xuất sắc trong phòng bệnh, chữa bệnh, phát triển khoa họckỹ thuật về y tế, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, có ảnh hưởng rộng rãi trong Nhân dân, được người bệnh và đồng nghiệp tin cậy, kính trọng;

c) Có thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế từ 20 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý y tế thì phải có thời gian công tác trong ngành y tế từ 25 năm trở lên, trong đó có từ 15 năm trở lên trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế.

3. Danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, tận tụy với nghề, hết lòng thương yêu người bệnh, có tài năng, có nhiều thành tích xuất sắc trong nghề, được người bệnhđồng nghiệp và Nhân dân tin cậy, kính trọng;

c) Có thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế từ 15 năm trở lên; đối với cán bộ quản lý y tế thì phải có thời gian công tác trong ngành y tế từ 20 năm trở lên, trong đó có từ 10 năm trở lên trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật trong ngành y tế.

4. Thời gian công tác ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ được nhân hệ số 02 khi tính thời gian công tác để xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”.

5. Danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 66. Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”

1. Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” để tặng cho cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật gồm:

a) Diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật, chỉ huy dàn nhạc, biên đạo, quay phim, nhạc sĩ, họa sĩ, phát thanh viên;

b) Người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này do Chính phủ quy định.

2. Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghệ thuật xuất sắc, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam, được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ;

c) Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật từ 20 năm trở lên hoặc từ 15 năm trở lên đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa;

d) Sau khi được tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”, tiếp tục được tặng giải thưởng của các cuộc thiliên hoan, hội diễn nghệ thuật trong nước hoặc ngoài nước hoặc có tác phẩm xuất sắc có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật được công chúng yêu thích, đón nhận.

3. Danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có tài năng nghệ thuật, có tinh thần phục vụ Nhân dân, được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ;

c) Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật từ 15 năm trở lên hoặc từ 10 năm trở lên đối với loại hình nghệ thuật xiếc, múa; được tặng giải thưởng của các cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật trong nước hoặc ngoài nước hoặc có tác phẩm xuất sắc có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật được công chúng yêu thích, đón nhận.

4. Danh hiệu “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 67. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”

1. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” để tặng cho cá nhân có công bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

2. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã được tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt; kỹ năng đặc biệt xuất sắc; có thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa từ 20 năm trở lên;

c) Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

d) Được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ, kính trọng; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong cả nước.

3. Danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” để tặng cho cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

b) Có phẩm chất đạo đức tốt, kỹ năng đặc biệt xuất sắc; có thời gian hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa từ 15 năm trở lên;

c) Có công lớn trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;

d) Được đồng nghiệp và Nhân dân mến mộ, kính trọng; tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của địa phương.

4. Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được xét tặng và công bố 03 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Mục 4. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG “GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH”, “GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC”

Điều 68. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”

1. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân trung thành với Tổ quốc, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là tác giả hoặc đồng tác giả của một hoặc nhiều công trình, tác phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 69 và Điều 70 của Luật này và đã được công bố, sử dụng kể từ ngày 02 tháng 9 năm 1945, bao gồm:

a) Công trình khoa học và công nghệ, giáo dục;

b) Tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình nghiên cứu lý luận phê bình dưới các hình thức xuất bản, kiến trúc, triển lãm, sân khấu, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, giảng dạy, đĩa hát hoặc các hình thức khác.

2. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” để tặng hoặc truy tặng cho người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp và phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam, là tác giả hoặc đồng tác giả của tác phẩm, công trình nghiên cứu về Việt Nam.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”.

Điều 69. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”

1. “Giải thưởng Hồ Chí Minh” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân là tác giả hoặc đồng tác giả của một hoặc nhiều công trình, tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật này và đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đặc biệt xuất sắc;

b) Có giá trị rất cao về khoa học, văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng;

c) Có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảngcủa dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống Nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, khoa học, công nghệ, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật của đất nước.

2. “Giải thưởng Hồ Chí Minh” được xét tặng và công bố 05 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 70. “Giải thưởng Nhà nước”

1. “Giải thưởng Nhà nước” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân là tác giả hoặc đồng tác giả của một hoặc nhiều công trình, tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 68 của Luật này và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Công trình nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ xuất sắc, có tác dụng nâng cao năng suất lao động, đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước;

b) Sách giáo khoa, giáo trình có giá trị xuất sắc và được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

c) Tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình nghiên cứu lý luận phê bình có giá trị cao về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, có tác dụng tốt trong việc giáo dục, xây dựng con người mới, nâng cao trình độ thẩm mỹ của Nhân dân, góp phần đáng kể vào sự phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam.

2. “Giải thưởng Nhà nước” được xét tặng và công bố 05 năm một lần vào dịp kỷ niệm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Mục 5. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG  KỶ NIỆM CHƯƠNG, BẰNG KHEN, GIẤY KHEN

Điều 71. Kỷ niệm chương

1. Kỷ niệm chương của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để tặng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của Quốc hội. Tên kỷ niệm chương, đối tượng, tiêu chuẩn tặng kỷ niệm chương do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định.

2. Kỷ niệm chương để tặng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của Bộ, ban, ngành, tỉnh, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệptổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương.

Tên kỷ niệm chương, đối tượng và tiêu chuẩn tặng kỷ niệm chương do Bộ, ban, ngành, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệptổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương quđịnh.

3. Tên kỷ niệm chương phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng ở trung ương.

Điều 72. Bằng khen

1. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.

2. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh.

Điều 73. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”

1. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu, được bình xét trong phong trào thi đua;

b) Đã được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh và có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong thời gian đó có 03 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

c) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuấtcó phạm vi ảnh hưởng trong B, ban, ngành, tỉnh hoặc được giải thưởng ở khu vực;

d) Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo.

2. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng hoặc truy tặng cho công nhân, nông dân, người lao động chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này;

b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất trong lao động, sản xuấtcó phạm vi ảnh hưởng trong lĩnh vực, ngành, nghề;

c) Công nhân có sáng kiến mang lại lợi ích giá trị caocó phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp huyện và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề;

d) Nông dân có mô hình sản xuất hiệu quản định từ 02 năm trở lên, có phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp huyện và giúp đỡ hộ nông dân khác phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động.

3. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, có thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

4. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Lập được thành tích đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nướcứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuậtcông tác xã hội, từ thiện nhân đạo;

c) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được bình xét trong cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương tổ chức;

d) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu, được bình xét khi sơ kết, tổng kết phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ phát động hoặc phong trào thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên;

đ) Có thành tích xuất sắc trong phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước;

e) Đã được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh và sau đó có liên tục từ 05 năm trở lên đến thời điểm đề nghị được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” hoặc “Đơn vị quyết thắng”, trong thời gian đó có 01 lần được tặng cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có 02 lần được tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh.

5. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 4 Điều này hoặc có thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

6. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho hộ gia đình gương mu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có đóng góp lớn về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội.

7. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tập thể người nước ngoài tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp và phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam và có thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

Điều 74. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh

1. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân gương mu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động;

b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng ở một trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ban, ngành, tỉnh;

c) Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo;

d) Có 02 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc có liên tục từ 02 năm trở lên được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng kiến được công nhận và áp dụng có hiệu quả trong phạm vi cơ sở hoặc có 02 đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cơ sở;

đ) Công nhân, nông dân, người lao động lập được nhiều thành tích trong lao độngsản xuấtcó phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp.

2. Bằng khen của Bộ, ban, ngànhtỉnh để tặng hoặc truy tặng cho doanh nhân, trí thức, nhà khoa học chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có thành tích đóng góp vào sự phát triển của Bộ, ban, ngành, địa phương được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

3. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua;

b) Lập được thành tích xuất sắc đột xuấtcó phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bban, ngành, tỉnh;

c) Có đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo;

d) Có 02 năm liên tục được công nhận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” hoặc “Đơn vị quyết thắng”, thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

4. Bằng khen của Bộ, ban, ngànhtỉnh để tặng cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản Điều này hoặc có thành tích đóng góp vào sự phát triển của Bộ, ban, ngành, địa phương được Bộ, ban, ngành, tỉnh công nhận.

5. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho hộ gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có nhiều đóng góp về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội.

6. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn xét tặng bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 75. Giấy khen

1. Giấy khen gồm:

a) Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc và trực thuộc Bộ, ban, ngành;

b) Giấy khen của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp, hợp tác xã;

c) Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương;

d) Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;

đ) Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

2. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn xét tặng giấy khen đối với cá nhân, tập thể, hộ gia đình thuộc thẩm quyền quản lý.

Điều 76. Hình thức bằng khen, giấy khen khác

1. Việc khen thưởng bằng hình thức bằng khen của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp tỉnh, giấy khen của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội do cơ quan trung ương của các tổ chức này quy định.

2. Việc khen thưởng bằng hình thức bằng khen của quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, tổng cục và tương đương thuộc Bộ Quốc phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

3. Việc khen thưởng bằng hình thức bằng khen của đại học quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

4. Việc khen thưởng bằng hình thức giấy khen đối với cá nhân, tập thể người đang học tập tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc người đứng đầu Bộ, ngành, tổ chức quản lý cơ sở giáo dục quy định.

Chương IV

THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH, TRAO TẶNG; THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

Mục 1. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH KHEN THƯỞNG, TRAO TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

Điều 77. Thẩm quyền của Chủ tịch nước

Chủ tịch nước quyết định tặng huân chương, huy chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, danh hiệu vinh dự nhà nước.

Điều 78. Thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

1. Chính phủ quyết định tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”.

2. Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”.

Điều 79. Thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tặng kỷ niệm chương.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng các ban của Đảng và tương đương ở trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương quyết định tặng bằng khen, cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, kỷ niệm chương; người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ quyết định tặng kỷ niệm chương.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, ban, ngành, người đứng đầu cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” hoặc ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không có tư cách pháp nhân thuộc Bộ, ban, ngành quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tặng cờ thi đua cấp tỉnh, danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu, bằng khen, kỷ niệm chương.

5. Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao động xuất sắc” trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân do Chính phủ quy định.

Điều 80. Thẩm quyền của Thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc Bộ, ban, ngành, tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác

1. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc Bộ, ban, ngành, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và tương đương quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” và giấy khen.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng danh hiệu thôn, tổ dân phố văn hóa, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” và giấy khen.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, giấy khen và danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

4. Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp, hợp tác xã quyết định tặng danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến” và giấy khen; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên quyết định tặng giấy khen.

5. Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và dân quân thường trực, dân quân tự vệ cơ động do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định.

Điều 81. Thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với các hình thức khen thưởng khác

1. Ngoài các hình thức khen thưởng được quy định tại Luật này, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể thực hiện các hình thức khen thưởng khác nhằm động viên đối với cá nhân, tập thể có thành tích để kịp thời nêu gương trong lao động, sản xuất, công tác và động viên phong trào thi đua, phù hợp với các nguyên tắc do Luật này quy định.

2. Doanh nhân, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác có đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước được xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng. Việc xét tôn vinh và trao tặng danh hiệu, giải thưởng thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

a) Việc xét tặng và công bố các danh hiệu, giải thưởng phải được tổ chức công khai, khách quan, công bằng, bình đẳng, trên cơ sở tự nguyện của doanh nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác, bảo đảm không trái với các quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

b) Mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được tổ chức tối đa 02 giải thưởng hoặc danh hiệu có phạm vi toàn quốc. Tên gọi, nội dung của danh hiệu, giải thưởng phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý, hoạt động của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này.

Điều 82. Thẩm quyền trao tặng

1. Người có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trực tiếp trao tặng hoặc ủy quyền trao tặng.

2. Đại sứ hoặc người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được ủy quyền trao tặng các hình thức khen thưởng của Nhà nước Việt Nam cho cá nhân, tập thể ở nước sở tại.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc trao tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng.

Mục 2. THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU THI ĐUA, HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG

Điều 83. Thẩm quyền đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng

1. Danh hiệu thi đua được bình xét và đề nghị từ đơn vị cơ sở thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Cấp quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, quỹ lương hoặc người đứng đầu doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng các ban của Đảng và tương đương ở trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội ở trung ươngtổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương, Giám đốc đại học quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, công nhận thành tích, đề nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước tặng huân chương, huy chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, danh hiệu vinh dự nhà nước.

3. Người đứng đầu cơ quan được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công tham mưu, giúp về công tác thi đua, khen thưởng đề nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xét tặng huân chương, huy chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”danh hiệu vinh dự nhà nước đối với đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở trung ương, các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở địa phương do người có thẩm quyền của địa phương đề nghị khen thưởng theo phân cấp về thẩm quyền quản lý đối với cán bộ ở địa phương.

4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Trưởng các ban của Đảng và tương đương ở trung ương, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp có tổ chức đảng đoàn hoặc có tổ chức đảng thuộc Đảng bộ khối các cơ quan trung ương, Giám đốc đại học quốc gia, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Chính phủ xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”; đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

5. Người đứng đầu cơ quan được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công tham mưu, giúp về công tác thi đua, khen thưởng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội tặng kỷ niệm chương cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của Quốc hội.

6. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức tham mưu, giúp việc về công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm phát hiện cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.

7. Chính phủ quy định chi tiết về thẩm quyền đề nghị, trình khen thưởng đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác.

Điều 84. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng

1. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua gồm:

a) Tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua;

b) Báo cáo thành tích của cá nhân, tập thể;

c) Biên bản bình xét thi đua;

d) Chứng nhận hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ trong trường hợp đề nghị danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh, “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.

2. Hồ sơ đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng gồm:

a) Tờ trình đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng;

b) Báo cáo thành tích của cá nhântập thể;

c) Biên bản xét khen thưởng;

d) Chứng nhận hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với thành tích đặc biệt xuất sắc đột xuất trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học hoặc lĩnh vực khác; đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo; phát minh, sáng chế, sáng kiến, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ hoặc tác phẩmcông trình khoa học và công nghệ.

3. Trường hợp đề nghị tặng huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”, “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” thì trong hồ sơ phải có ý kiến của cơ quan, tổ chức ở trung ương có liên quan hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Trường hợp trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xét khen thưởng thì người có thẩm quyền đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 83 của Luật này gửi đến cơ quan chuyên trách làm công tác thi đua, khen thưởng ở trung ương 01 bộ hồ sơ bản chính kèm theo các tệp tin điện tử của hồ sơ, trừ văn bản có nội dung bí mật nhà nước.

5Người có thẩm quyền đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng huân chương, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước và danh hiệu vinh dự nhà nước quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 83 của Luật này có trách nhiệm công khai danh sách cá nhântập thể trước khi đề nghị khen thưởng.

6Số lượng hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm quyền xem xét, quyết định của Bộ, ban, ngành, tỉnh do Bộ, ban, ngành, tỉnh quy định. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng được lưu trữ theo quy định của pháp luật.

7. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục xét tặng đối với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; việc công nhận mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, tập thể; việc công khai quy định tại khoản 5 Điều này.

Điều 85. Khen thưởng theo thủ tục đơn giản

1. Việc đề nghị xét tặng hình thức khen thưởng theo thủ tục đơn giản được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Việc khen thưởng phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước nhằm kịp thời động viên, khích lệ quần chúng;

b) Cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc đột xuất trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, trong lao động, công tác, sản xuất, kinh doanh, học tập và nghiên cứu khoa học hoặc lĩnh vực khác hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc được giải thưởng quốc tế của khu vực hoặc thế giới;

c) Khen thưởng do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phát hiện;

d) Khen thưởng cống hiến, khen thưởng niên hạn, khen thưởng đối ngoại;

đ) Khen thưởng thành tích có nội dung bí mật nhà nước.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Chương V

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁ NHÂN, TẬP THỂ, HỘ GIA ĐÌNH TRONG THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

Điều 86. Quyền của cá nhân, tập thể, hộ gia đình

1. Cá nhân, tập thể, hộ gia đình được tham gia các phong trào thi đua, được khen thưởng kèm theo hiện vật khen thưởng và hưởng lợi ích khác theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân, hộ gia đình được tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng có quyền lưu giữ, trưng bày và sử dụng hiện vật khen thưởng. Tập thể được tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng có quyền lưu giữ, trưng bày, sử dụng biểu tượng của các hiện vật khen thưởng đó trên các văn bản, tài liệu chính thức của tập thể.

Điều 87. Nghĩa vụ của cá nhân, tập thể, hộ gia đình

1. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng.

2. Phát huy thành tích đã đạt được, tuyên truyềnphổ biến kinh nghiệm; bảo quản, lưu giữ các hiện vật khen thưởng.

Chương VI

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC  VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

Điều 88. Trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc thi đua, khen thưởng đối với đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Điều 89. Quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.

2. Nội dung quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng gồm:

a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng;

b) Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng;

c) Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;

d) Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác thi đua, khen thưởng;

đ) Thẩm định hồ sơ trình xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;

e) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng và trong hệ thống thi đua, khen thưởng, xây dựng cơ sở dữ liệu về thi đua, khen thưởng;

g) Phát động, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng; đánh giá hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng;

h) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng;

i) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng;

k) Hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng.

Điều 90. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng

1. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương là cơ quan tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng.

2. Thành phần Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương gồm Chủ tịch Hội đồng là Thủ tướng Chính phủ, các Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên khác là đại diện lãnh đạo một số cơ quan của Đảng ở trung ươngỦy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủỦy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội.

Chủ tịch Hội đồng quyết định cụ thể thành viên Hội đồng.

3. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thực hiện sự phối hợp giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Namcơ quan trung ương của các tổ chức chính trị – xã hội và các địa phương trong việc tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách về tổ chức phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi cả nước;

b) Tham mưu, tư vấn cho cấp có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đuahình thức khen thưởng;

c) Định kỳ đánh giá phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kiến nghị, đề xuất chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước; tham mưu tổng kết công tác thi đua, khen thưởng; đề xuất sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách về thi đua, khen thưởngkiểm tra công tác thi đua, khen thưởng.

4. Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp và Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tại cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tham mưu, tư vấn cho cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền về công tác thi đua, khen thưởng.

5. Chính phủ quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng các cấp và Hội đồng Thi đua – Khen thưởng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Điều 91. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước

Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước căn cứ vào quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thực hiện quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi ngành.

Điều 92. Trách nhiệm của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp

Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp căn cứ vào quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thực hiện quản lý công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi tổ chức.

Chương VII

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 93. Xử lý vi phạm về thi đua, khen thưởng

1. Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng bị hủy bỏ, hiện vật khen thưởng và tiền thưởng bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Có hành vi gian dối trong việc kê khai công trạng, thành tích để được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;

b) Cung cấp thông tin sai sự thật hoặc làm giả hồ sơ, giấy tờ để đề nghị tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng;

c) Thẩm định, xét, duyệt, đề nghị danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trái quy định của pháp luật;

d) Có kết luận, quyết định, bản án của cơ quan có thẩm quyền về việc người đã được tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có vi phạm, khuyết điểm dẫn đến không bảo đảm tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong khoảng thời gian tính thành tích hoặc liên quan đến công trình, tác phẩm là cơ sở để tặng giải thưởng.

3. Cá nhân được tặng danh hiệu vinh dự nhà nước mà bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

4. Cá nhân được tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” thời kỳ kháng chiến, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” mà bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác bị áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc tử hình hoặc tham gia hoạt động chống phá chế độ, Đảng, Nhà nước, đào ngũ, phản bội, chiêu hồi mà bị chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước.

5. Pháp nhân thương mại được tặng danh hiệu vinh dự nhà nước mà bị kết tội bằng bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và bị áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thì bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước.

6. Cá nhân, pháp nhân thương mại bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước mà sau đó có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này thì được phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự nhà nước.

7. Chủ tịch nước quyết định tước, phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự nhà nước.

8. Người có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thì có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đã được xét tặng.

9. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục hủy bỏ quyết định tặng danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng, thu hồi hiện vật khen thưởng và tiền thưởng; thủ tục tước, phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự nhà nước.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 94. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.

2. Luật Thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 47/2005/QH11, Luật số 32/2009/QH12 và Luật số 39/2013/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

Điều 95. Điều khoản chuyển tiếp

Nhà nước tiếp tục công nhận và bảo hộ danh hiệu thi đuahình thức khen thưởng đã được tặng hoặc truy tặng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành; các chế độ, quyền lợi kèm theo danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 96. Khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến

Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, việc khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến được thực hiện như sau:

1. Nhà nước tiếp tục xem xét, thực hiện, hoàn thành khen thưởng thành tích kháng chiến trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc đối với cá nhân, tập thể, gia đình đủ điều kiện, tiêu chuẩn;

2. Thực hiện tặng và truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” đối với Thanh niên xung phong có thành tích trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành nhiệm vụ, trung thành với cách mạng, có thời gian tại ngũ từ 02 năm trở lên. Thanh niên xung phong hy sinh trong khi làm nhiệm vụ trong các cuộc kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc đã được công nhận liệt sĩ thì được truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”;

3. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”; hướng dẫn việc thực hiện khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2022.

 

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Vương Đình Huệ