Những quy ước cơ bản
Năm 2018, UNESCO đã công bố khung năng lực số. Trong đó, họ nhắc đến những nội dung:
– Thành thạo kĩ thuật số: Khả năng tìm kiếm, đánh giá một cách nghiêm túc và sử dụng các công cụ kỹ thuật số và thông tin hiệu quả để đưa ra quyết định sáng suốt
– An toàn và khả năng phục hồi kỹ thuật số: Khả năng hiểu cách bảo vệ bản thân và người khác khỏi bị tổn hại trong không gian kỹ thuật số
– Tham gia và trung chuyển kỹ thuật số: Khả năng tương tác, tham gia và tác động tích cực đến xã hội thông qua ICT
– Trí tuệ cảm xúc kỹ thuật số: Khả năng nhận biết, điều hướng và thể hiện cảm xúc trong tương tác giữa cá nhân và giữa các cá nhân kỹ thuật số
– Sáng tạo và đổi mới: Khả năng thể hiện và khám phá bản thân thông qua việc tạo nội dung bằng các công cụ ICT.
Ảnh minh họa. |
Chuyển động của chúng ta
Khi đối chiếu với chương trình giáo dục phổ thông, có thể nhiều người sẽ không khỏi nghi ngờ, khi “năng lực số” có phần mờ nhạt. Chắc chắn, để chuẩn bị năng lực số cho công dân tương lai thì không phải chỉ là kiến thức môn tin học được. Nó đòi hỏi sự tích hợp vào việc dạy, việc học, trở thành một công cụ, một môi trường, và tất nhiên “ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học” là không đủ thể hiện. Sự lo lắng là có, khi mà hơn 20 năm trôi qua, những bài giảng của giáo viên có ứng dụng công nghệ vẫn chỉ dừng lại ở có làm slide PPT…
Mới đây, tôi và các cộng sự có thực hiện một số dự án công nghệ cho giáo viên. Bên cạnh niềm cảm hứng được tạo ra bởi không ít các giáo viên hăng hái, giỏi nghề, chúng tôi cũng phải đối mặt với rất nhiều đồng nghiệp, mà rất khó thay đổi được năng lực công nghệ/số của họ. Họ thường nghĩ rằng chỉ cần biết là được, mà quên rằng để có kĩ năng, có năng lực thì rất cần sự rèn luyện.
Ngay trong môn Toán, số giáo viên dùng được phần mềm toán trong dạy học là không nhiều. Ngay cả một số giáo viên đã biết dùng, đã sử dụng, thì họ cũng chưa thành thạo, vì thiếu việc tìm hiểu sâu “chất toán” đã hòa vào “chất công nghệ/số” thế nào. Cộng sự của tôi than phiền rằng, các giáo viên rất hời hợt, muốn học ít mà biết dùng ngay, và không thay đổi “bài học công nghệ”, chứ không phải dạy bài học cũ, bên cạnh “giới thiệu công nghệ”.
Thôi thì cứ lo lắng, cứ than vãn, nhưng chắc chắn phải chuyển đổi số, mà cốt lõi là phải có năng lực số. Khi giáo viên trì trệ, thì chúng ta sẽ mất đi sự chủ động, và bị công nghệ số xâm lấn dẫn đến chúng ta sợ nó, có đôi lúc, chúng ta sẽ chống lại, và cản trở. Vì thế, sẽ rất khó để thực sự thành công với công nghệ, khi chính người dạy lại thờ ơ với nó, hời hợt học cách làm chủ nó.