Cách đổi hỗn số ra phân số. Cách đổi phân số ra hỗn số Hỗn số lớp 5

Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:

 Chuyển hỗn số thành phân số. Chuyển phân số thành hỗn số

Toán lớp 5: Chuyển hỗn số thành phân số. Chuyển phân số thành hỗn số là tài liệu do GiaiToan biên soạn gồm phần nội dung lý thuyết và gợi ý cách giải các bài tập cụ thể về các đổi phân số ra hỗn số và ngược lại các đổi hỗn số ra phân số. Mời các em tham khảo để hiểu rõ hơn phần lý thuyết này.

Để tải toàn bộ tài liệu, mời các bạn học sinh nhấn vào đường link: Chuyển hỗn thành phân số và chuyển phân số thành hỗn số

Tham khảo thêm: Định nghĩa hỗn số, số thập phân, phần trăm

1. Định nghĩa về hỗn số

Hỗn số gồm hai thành phần là phần nguyên và phần phân số.

Chú ý:

+ Phần phân số của hỗn số bao giờ cũng nhỏ hơn 1.

+ Khi đọc (hoặc viết) hỗn số, ta đọc (hoặc viết) phần nguyên rồi đọc (hoặc viết) phần phân số.

2. Cách đổi hỗn số ra phân số

✩ Để chuyển hỗn số thành phân số, ta thực hiện như sau:

+ Tử số bằng phần nguyên nhân với mẫu số rồi cộng với tử số ở phần phân số.

+ Mẫu số bằng mẫu số ở phần phân số.

Tổng quát: Muốn đổi hỗn số ra phân số, ta lấy số nguyên nhân với mẫu số rồi cộng tử số và giữ nguyên mẫu số.

Ta có hỗn số a\frac{b}{c}

Khi đó để đổi hỗn số ra phân số, ta sử dụng cách sau:

a\frac{b}{c} = \frac{{c \times a + b}}{c} = \frac{d}{c}

Ví dụ: Chuyển các hỗn số sau thành phân số: 2\frac{5}{9};\,\,\,7\frac{4}{{11}};\,\,\,6\frac{3}{4};\,\,\,11\frac{9}{{10}}

Lời giải:

2\frac{5}{9} = \frac{{2 \times 9 + 5}}{9} = \frac{{18 + 5}}{9} = \frac{{23}}{9} 7\frac{4}{{11}} = \frac{{7 \times 11 + 4}}{{11}} = \frac{{77 + 4}}{{11}} = \frac{{81}}{{11}}
6\frac{3}{4} = \frac{{6 \times 4 + 3}}{4} = \frac{{24 + 3}}{4} = \frac{{27}}{4} 11\frac{9}{{10}} = \frac{{11 \times 10 + 9}}{{10}} = \frac{{110 + 9}}{{10}} = \frac{{119}}{{10}}

3. Cách đổi phân số ra hỗn số

✩ Để chuyển phân số thành hỗn số, ta thực hiện như sau:

+ Tính phép chia tử số cho mẫu số.

+ Giữ nguyên mẫu số của phần phân số.

+ Tử số bằng số dư trong phép chia tử số cho mẫu số.

+ Phần nguyên bằng thương của phép chia tử số cho mẫu số.

Tổng quát: Muốn chuyển phân số sang hỗn số, ta lấy tử số chia cho mẫu số.

\frac{a}{b} = q\frac{r}{b} trong đó:

+ q là thương của phép chia a : b

+ r là số dư của phép chia a : b

+ b là mẫu số ban đầu

⁂ Chú ý: để chuyển được phân số thành hỗn số, phân số ban đầu phải lớn hơn 1, tức là tử số lớn hơn mẫu số.

Ví dụ: Chuyển các phân số sau thành hỗn số: \frac{{11}}{2};\,\,\frac{{34}}{{16}};\,\,\,\frac{{58}}{7};\,\,\,\frac{{138}}{{12}}

Lời giải:

  • Phân số \frac{{11}}{2}

Phép chia 11 : 2 = 5 dư 1. Phân số \frac{{11}}{2} được viết dưới dạng hỗn số là 5\frac{1}{2}

  • Phân số \frac{{34}}{{16}}

Phép chia 34 : 16 = 2 dư 2. Phân số \frac{{34}}{{16}} được viết dưới dạng hỗn số là 2\frac{2}{{16}}

  • Phân số \frac{{58}}{7}

Phép chia 58 : 7 = 8 dư 2. Phân số \frac{{58}}{7} được viết dưới dạng hỗn số là 8\frac{2}{7}

  • Phân số \frac{{138}}{{12}}

Phép chia 138 : 12 = 11 dư 6. Phân số \frac{{138}}{{12}} được viết dưới dạng hỗn số là 11\frac{6}{{12}}

4. Bài tập luyện tập

Bài 1: Đổi các phân số dưới đây thành hỗn số:

\frac{{41}}{3};\,\,\,\frac{{51}}{2};\,\,\,\frac{{201}}{{17}};\,\,\,\frac{{150}}{{13}};\,\,\,\frac{{203}}{{26}};\,\,\,\frac{{229}}{{62}}

Bài 2: Đổi các hỗn số dưới đây thành phân số:

18\frac{2}{7};\,\,\,2\frac{9}{{21}};\,\,\,12\frac{3}{{10}};\,\,\,1\frac{1}{8};\,\,\,4\frac{8}{{19}};\,\,\,5\frac{1}{{44}}

Bài 3: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính:

a) 1\frac{1}{2} + 5\frac{1}{3} b) 4\frac{2}{3} - 1\frac{4}{7}
c)  7\frac{2}{3} \times 2\frac{1}{5} d) 1\frac{1}{2}:3\frac{1}{4}

5. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Hỗn số gồm những thành phần nào?

A. Phần nguyên và phần phân số

B. Phần nguyên

C. Phần phân số

D. Phần nguyên, phần số tự nhiên và phần phân số

Câu 2: Đáp án nào dưới đây chỉ hỗn số?

A. 5 B. \frac{4}{16} C. 5\frac{9}{13} D. 15\frac{17}{14}

Câu 3: Hỗn số 7\frac{2}{9} có phần nguyên bằng?

A. 2 B. 7 C. 9 D. 11

Câu 4: Hỗn số 9\frac{6}{13} có phần hỗn số bằng?

A. \frac{13}{6} B. \frac{6}{6} C. \frac{13}{13} D. \frac{6}{13}

Câu 5: Hỗn số “Mười hai chín phần ba mươi bảy” được viết là:

A. 12\frac{9}{37} B. \frac{129}{37} C. 12\frac{37}{9} D. 9\frac{12}{37}

Câu 6: Phân số \frac{66}{10} được viết dưới dạng hỗn số là:

A. 66\frac{1}{10} B. 6\frac{16}{10} C. 6\frac{6}{10} D. 1\frac{66}{10}

Câu 7: Chuyển hỗn số 2\frac{1}{3} thành phân số được kết quả là:

A. \frac{4}{3} B. \frac{9}{3} C. \frac{5}{3} D. \frac{7}{3}

Câu 8:  Khi chuyển phân số \frac{552}{13} thành hỗn số ta được hỗn số có số phần nguyên là

A. 41 B. 42 C. 43 D. 44

Câu 9: Chuyển hỗn số 15\frac{6}{7} thành phân số, ta được phân số có tử số lớn hơn mẫu số bao nhiêu đơn vị?

A. 100 đơn vị B. 104 đơn vị C. 108 đơn vị D. 112 đơn vị

Câu 10: Thực hiện phép tính sau đó chuyển phân số thành hỗn số, ta được kết quả là:

\frac{9}{12}+\frac{74}{26}

A. 2\frac{1}{78} B. 4\frac{23}{26} C. 6\frac{12}{26} D. 3\frac{31}{52}

Đáp án:

Câu 1: A Câu 2: C Câu 3: B Câu 4: D Câu 5: A
Câu 6: C Câu 7: D Câu 8: B Câu 9: B Câu 10: D