Bảng lương mới của giáo viên năm 2022 (tk)

Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:

Cách tính lương giáo viên năm 2022

Bảng lương giáo viên 2022 là bao nhiêu? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm hiện nay khi mà 2 năm vừa qua do ảnh hưởng dịch Covid19 nên Chính phủ chưa thực hiện tăng lương cơ sở. Sau đây là chi tiết bảng lương giáo viên mới nhất, mời các bạn tham khảo cùng HoaTieu.vn.

Bảng lương giáo viên mới nhất

Bảng lương giáo viên mới nhất

Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 04/2019/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước.

1. Cách tính phụ cấp thâm niên giáo viên mới nhất 2022

1.1. Có chính thức bỏ phụ cấp thâm niên giáo viên 2022 không?

– Theo tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW, từ 2021 sẽ bãi bỏ một số phụ cấp của các đối tượng viên chức trong đó có phụ cấp thâm niên nghề thay vào đó sẽ ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề.

– Ngoài ra, Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ 01/7/2020 cũng không quy định phụ cấp thâm niên của giáo viên.

– Tuy nhiên trong 2 năm vừa qua, do đại dịch Covid ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế khiến cho nhà nước không thể tăng lương cơ sở như dự kiến. Nếu bỏ phụ cấp thâm niên và nhiều loại phụ cấp khác sẽ làm cho lương giáo viên giảm rất nhiều, đời sống của giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong tình hình lạm phát tăng cao, giá hàng hóa liên tiếp tăng vượt kỷ lục.

Sau khi tham khảo ý kiến của các Bộ liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 460/BGDDT-NGCBQLGD đề nghị Chính phủ ban hành Nghị quyết cho phép tiếp tục áp dụng phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Như vậy, chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo hiện vẫn đang giữ nguyên như quy định cũ và sẽ được duy trì đến khi nào có chính sách tiền lương mới.

1.2. Cách tính phụ cấp thâm niên giáo viên mới nhất 2022

Căn cứ Nghị định 77/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo như sau:

– Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên được xác định bằng tổng các thời gian sau:

  • Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc trong cơ sở giáo dục công lập.
  • Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc trong cơ sở giáo dục ngoài công lập với giáo viên có thời gian trước đây giảng dạy tại cơ sở giáo dục ngoài công lập.
  • Thời gian làm việc tính hưởng phụ cấp thâm niên ở ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: Hải quan, Tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra Đảng; trong quân đội, công an, cơ yếu và ở ngành, nghề khác (nếu có).
  • Thời gian đi nghĩa vụ quân sự mà trước khi đi đang ghưởng phụ cấp thâm niên nghề.

– Mức phụ cấp thâm niên của giáo viên được tính như sau:

  • Nhà giáo tham gia giảng dạy giáo dục có đóng BHXH bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng mức 5% múc lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
  • Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

– Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.

– Các tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng như sau:

Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng với hệ số phụ cấp chức danh lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng

2. Bảng lương viên chức giáo viên 2022

Lương giáo viên liệu có tăng?

Lương giáo viên liệu có tăng?

Theo chùm thông tư 01 – 04 do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông (THPT), trung học cơ sở (THCS), tiểu học và mầm non công lập, theo đó hệ số lương của giáo viên các cấp sẽ thực hiện theo các Thông tư này. Chi tiết hướng dẫn thực hiện xếp lương các bạn có thể tham khảo tại các đường link bên dưới:

Dưới đây là chi tiết cách xếp lương của giáo viên THPT, THCS, tiểu học, mầm non công lập năm 2022.

Lưu ý: Do Chính phủ đã quyết định dừng tăng lương cơ sở lên 1,6 triệu đồng từ 1/7/2020. Chính vì vậy bảng lương của giáo viên 2022 sẽ vẫn áp dụng mức lương cơ sở cũ là 1,49 triệu đồng cho đến khi có quyết định mới về mức lương cơ sở. Như vậy là với bảng lương giáo viên dưới đây vẫn sử dụng bảng lương giai đoạn 1/7/2019.

Bảng lương giáo viên mầm non 2022:

STT Nhóm ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10
1 Giáo viên mầm non hạng III
Hệ số 2.1 2.41 2.72 3.03 3.34 3.65 3.96 4.27 4.58 4.89
Lương 3.129 3.591 4.053 4.515 4.977 5.439 5.900 6.362 6.824 7.286
2 Giáo viên mầm non hạng II
Hệ số 2.34 2.67 3 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98
Lương 3.487 3.978 4.470 4.962 5.453 5.945 6.437 6.929 7.420
3 Giáo viên mầm non hạng I
Hệ số 4 4.34 4.68 5.02 5.36 5.7 6.04 6.38
Lương 5.960 6.467 6.973 7.480 7.986 8.493 9.000 9.506

Bảng lương giáo viên tiểu học 2022:

STT Nhóm ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9
1 Giáo viên tiểu học hạng III
Hệ số 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98
Lương 3.487 3.978 4.470 4.962 5.453 5.945 6.437 6.929 7.420
2 Giáo viên tiểu học hạng II
Hệ số 4.00 4.34 4.68 5.02 5.36 5.70 6.04 6.38
Lương 5.960 6.467 6.973 7.480 7.986 8.493 9.000 9.506
3 Giáo viên tiểu học hạng I
Hệ số 4.40 4.74 5.08 5.42 5.76 6.10 6.44 6.78
Lương 6.556 7.063 7.569 8.076 8.582 9.089 9.596 10.102

Bảng lương giáo viên THCS 2022:

STT Nhóm ngạch Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9
1 Giáo viên THCS hạng I
Hệ số 4.40 4.74 5.08 5.42 5.76 6.10 6.44 6.78
Lương 6.556 7.063 7.569 8.076 8.582 9.089 9.596 10.102
2 Giáo viên THCS hạng II
Hệ số 4.00 4.34 4.68 5.02 5.36 5.70 6.04 6.38
Lương 5.960 6.467 6.973 7.480 7.986 8.493 9.000 9.506
3 Giáo viên THCS hạng III
Hệ số 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98
Lương 3.487 3.978 4.470 4.962 5.453 5.945 6.437 6.929 7.420

Bảng lương giáo viên THPT 2022:

1 Giáo viên THPT hạng I
Hệ số 4.40 4.74 5.08 5.42 5.76 6.10 6.44 6.78
Lương 6.556 7.0626 7.5692 8.0758 8.5824 9.089 9.5956 10.1022
2 Giáo viên THPT hạng II
Hệ số 4.00 4.34 4.68 5.02 5.36 5.70 6.04 6.38
Lương 5.960 6.467 6.973 7.480 7.986 8.493 9.000 9.506
3 Giáo viên THPT hạng III
Hệ số 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98
Lương 3.4866 3.9783 4.47 4.9617 5.4534 5.9451 6.4368 6.9285 7.4202

Cùng với đó, thời điểm 01/7/2020, đối với lĩnh vực giáo dục là thời điểm vô cùng quan trọng đó là khi đó Luật giáo dục mới chính thức có hiệu lực.

Luật Giáo dục mới trong đó có điều khoản quan trọng là tiền lương của giáo viên sẽ không còn phụ cấp thâm niên và một số khoản phụ cấp, trợ cấp khác cũng không còn.

Không có bảng lương riêng cho nhà giáo, chưa thể trả lương theo vị trí việc làm từ 01/7/2020 nên khi đó lương giáo viên có thể sẽ giảm.

Dựa trên hệ số lương mới, dựa trên Luật Giáo dục mới có hiệu lực từ 01/7/2020, HoaTieu.vn xin nêu bảng lương tham khảo cho giáo viên đến thời điểm trên, dự kiến khi đó phụ cấp ưu đãi cho giáo viên ở mức cao nhất cũng chỉ 30% (hiện nay từ mức 25 – 50% tùy theo cấp học bậc học).

3. Lương giáo viên theo hợp đồng lao động 2022

Tại phần 2 phía trên là bảng lương được quy định cho giáo viên đã thi đỗ viên chức nhà nước và được xếp lương theo hệ số, hạng chức danh nghề nghiệp.

Còn đối với các giáo viên làm việc theo hợp đồng lao động thì mức lương tối thiểu của họ được trả không thể thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Căn cứ theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động áp dụng từ 1/7/2022 sẽ tăng 6% so với quy định cũ, cụ thể như sau:

  • Vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng;
  • Vùng 2 là 4.160.000 đồng/tháng;
  • Vùng 3 là 3.640.000 đồng/tháng;
  • Vùng 4 là 3.250.000 đồng/tháng.

Do đó, dù mức lương cơ sở chưa tăng nhưng với những giáo viên có mức lương quá thấp và không thuộc diện viên chức thì lương sẽ được tăng theo quy định về mức lương tối thiểu vùng, điều này có ảnh hưởng khá lớn đến một bộ phận giáo viên như: giáo viên tập sự hay giáo viên mầm non có mức lương rất thấp trước đó.

Còn việc những giáo viên làm việc theo hợp đồng được trả mức lương bao nhiêu lại do thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, tuy nhiên sẽ không thể thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

4. Cách tính lương giáo viên

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 34 năm 2021 về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022. Một trong những nội dung đáng chú ý nhất của Nghị quyết này là lùi thời điểm cải cách tiền lương.

Theo đó, cũng giống công chức, giáo viên là viên chức trường công sẽ không được cải cách tiền lương và vẫn áp dụng cách tính lương theo công thức:

Lương giáo viên  =  Hệ số  x  Mức lương cơ sở

Trong đó:

Hệ số lương giáo viên được quy định cụ thể tại chùm bốn Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo số 01, 02, 03 và 04 năm 2021 về giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (cấp hai), trung học phổ thông (cấp ba).

Mức lương cơ sở thông thường các năm đều tăng. Tuy nhiên, năm 2020 và 2021, 2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên vẫn áp dụng theo mức lương cơ sở của từ 01/7/2019 là 1,49 triệu đồng/tháng (căn cứ Nghị định 38/2019/NĐ-CP).

Hiện chưa có văn bản nào ban hành hoặc đề xuất về mức lương cơ sở năm 2022.

Do đó, năm 2022 mức lương cơ sở cũng không tăng. Như vậy, giáo viên vẫn áp dụng mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng.

Các bảng lương trên có tính chất tham khảo. Cách tính cơ bản như sau:

Lương  =  Hệ số lương  x  1.490.000 đồng

Phụ cấp ưu đãi = Lương x 30%

Đóng bảo hiểm xã hội = Lương x 10,5% (phụ cấp ưu đãi không dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội)

Thực nhận = Lương + phụ cấp ưu đãi – đóng bảo hiểm xã hội

Khi thực hiện lương cơ sở mới tăng nhưng thực nhận của nhiều giáo viên lại giảm do mất các khoản phụ cấp.

Cùng với việc ban hành mức lương mới thì Bộ nội vụ cũng điều chỉnh một số quy định về thi tuyển viên chức, thăng hạng viên chức, nâng ngạch công chức. Để biết rõ thông tin chi tiết, mời các bạn tham khảo Thông tư 03/2019/TT-BNV.