Top 8 Di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO công nhận

Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:

Di sản thế giới tại Việt Nam đã được UNESCO công nhận có đủ cả ba loại hình: di sản thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa thế giới và di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới. Trong hệ thống các danh hiệu của UNESCO, di sản thế giới là danh hiệu danh giá nhất và lâu đời nhất. Du lịch ở nước ta ngày càng phát triển và thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Đặc biệt là những khu du lịch được UNESCO công nhận. Trong bài viết này cùng nhau tìm hiểu những di sản văn hóa Thế Giới của nước ta nhé.

Vịnh Hạ Long

Cảnh quan non nước ngoạn mục trên Vịnh được kiến tạo bởi hơn 1600 hòn đảo đá vôi lớn nhỏ trên làn nước xanh ngọc lục bảo đặc trưng của Vịnh Hạ Long. Đây cũng là nơi chứng kiến những thay đổi trong lịch sử phát triển của Trái đất. Các cột đá vôi được bao phủ bởi các hàng cây nhiệt đới xanh thẳm, cùng hệ thống hang, động đá vôi kỳ vĩ. Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới lần đầu tiên vào năm 1994 nhờ những giá trị cảnh quan tự nhiên độc đáo và quan trọng về mặt thẩm mỹ. Năm 2000, Vịnh Hạ Long vinh dự lần thứ hai được công nhận bởi những giá trị địa chất địa mạo đặc trưng, qua quá trình Trái đất kiến tạo trong hàng tỉ năm.

Nhiều du khách không ngờ rằng Hạ Long lại là một Di sản mang giá trị lớn với nhân loại đến vậy bởi sự đa dạng sinh học, văn hóa và lịch sử hiếm có. Nhờ những giá trị độc đáo đó, Vịnh Hạ Long đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách, nơi họ có thể đến gần hơn với đất nước, con người Việt Nam sôi động, thú vị.

Trong tiếng Hán-Việt, “Hạ” mang nghĩa giảm, còn “Long” có nghĩa là rồng. “Hạ Long” theo nghĩa đen có nghĩa là “vịnh rồng hạ xuống”, kết hợp giữa thần thoại cổ và lịch sử Việt. Trong Tiếng Anh, có hai cách sử dụng từ là “Vietnam” và “Viet Nam”. Hạ Long cũng vậy, cách dùng từ “Halong” phổ biến hơn thông qua truyền miệng do nhận thức đã tồn tại lâu dài trong khi “Ha Long” vẫn là tên gọi chính thức của Vịnh. Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở phía đông bắc Việt Nam, chỉ cách Hà Nội 180 km về phía đông; xung quanh là Vịnh Bái Tử Long, Vịnh Lan Hạ, Đảo Cát Bà, Đảo Tuần Châu và Thành phố Hạ Long. Dù có diện tích không lớn khoảng 1533km2, Vịnh Hạ Long sở hữu khoảng 1.600 hòn đảo đá vôi và đảo nhỏ. Các tháp đá vôi, đảo lớn và nhỏ với các hang động bị phong hóa đặc trưng nằm sâu bên trong, hang lớn và nhỏ bên ngoài đều là những bí ẩn hấp dẫn chờ du khách khám phá. Một số đảo hoàn toàn rỗng. Nằm bên đảo là những bờ biển tuyệt đẹp, với làn nước ngọc lục bảo trong xanh vỗ về trên bãi cát trắng mịn.

Cách duy nhất để khám phá toàn bộ Vịnh Hạ Long là tự mình du ngoạn trên những hòn đảo xanh biếc. Trên một chiếc thuyền hoặc tàu du lịch bằng gỗ, du khách có thể tận hưởng cảnh thiên nhiên đẹp mê hoặc từ ban công, sân thượng hay phía trước chiếc du thuyền sang trọng. Chiêm ngưỡng mặt trời mọc và lặn, phủ lên vịnh một màu hồng và màu cam ấn tượng, và tận hưởng không khí trong lành khiến tâm trí được thư thái tuyệt đối.

Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long

Quần thể di tích cố đô Huế

Cố đô Huế đã từng là kinh đô một thời của đất nước ta. Nổi danh với một hệ thống rộng lớn tập hợp của những đền, chùa, thành quách, lăng tẩm nguy nga tráng lệ hòa mình với dòng sông Hương thơ mộng. Nằm ở phía Bắc bờ sông Hương, tổng thể kiến trúc cố đô Huế có diện tích hơn 500 ha và được xây dựng theo 3 vòng ngoài lớn, trong nhỏ lần lượt là: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm thành. Ba tòa thành này được lồng ghép lại với nhau, bố trí đăng đối theo một trục dọc từ mặt nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách là sự pha trộn, kết hợp một cách hài hòa và tinh tế của lối kiên trúc đông tây.

Tại phiên họp lần thứ 17 của Uỷ ban Di sản thế giới, Colombia từ ngày 6 đến 11/12/1993, UNESCO đã quyết định công nhận quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hoá của nhân loại. Một sự kiện trọng đại trong lịch sử văn hoá Việt Nam, tài sản đầu tiên của Việt Nam được ghi tên vào danh mục Di sản thế giới, khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của quần thể di tích Cố đô Huế.

Quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới theo tiêu chí số 4, đã hội đủ các yếu tố:

  • Tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, những kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng.
  • Có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật kiến trúc trong một kế hoạch phát triển đô thị hay một chương trình làm đẹp cảnh quan tại một khu vực văn hoá của thế giới;
  • Một quần thể kiến trúc tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử quan trọng.
  • Kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng hay tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn, hay với các danh nhân lịch sử.
Quần thể di tích cố đô Huế
Quần thể di tích cố đô Huế
Quần thể di tích cố đô Huế

Khu di tích Mỹ Sơn

Mỹ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo của Vương quốc Chămpa. Mỗi vị vua, sau khi lên ngôi, đều đến Mỹ Sơn làm lễ thánh tẩy, dâng cúng lễ vật và xây dựng đền thờ. Mỹ Sơn là điểm duy nhất của nghệ thuật Chăm có quá trình phát triển liên tục từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 13. Vào đầu thế kỷ thứ 7, vua Sambhuvarman đã xây dựng ngôi đền bằng những vật liệu rất bền vững, còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó đều tu sửa các đền tháp cũ và xây dựng đền tháp mới để dâng lên các vị thần của họ. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva – Ðấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadrésvara, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ tiên hoàng tộc.

Trong số 225 di tích Chăm được phát hiện tại Việt Nam, riêng Mỹ Sơn có khoảng 70 đền tháp, 32 bi ký tồn tại ở dạng này hay dạng khác. Những đền tháp ở đây tuy không còn cái nào nguyên vẹn nhưng vẫn là những cứ liệu tốt nhất để tìm hiểu quá trình phát triển của nghệ thuật Chăm. Nghệ thuật điêu khắc Chăm tiếp nhận sâu sắc ảnh hưởng của Ấn Độ, nhưng trong quá trình phát triển tính bản địa ngày càng đậm nét và tính dân tộc ngày càng khẳng định, tạo nên vẻ độc đáo, sức hẫp dẫn kỳ lạ. Điêu khắc Chăm cũng có những hình ảnh thầy tu, vũ nữ khắc kỷ và khoái lạc nhưng nổi bật lên là đặc điểm về sức sống mãnh liệt của con người với nội tâm lúc bay bổng sảng khoái, lúc trầm tĩnh ưu tư, lúc trăn trở day dứt…

Tháng 12/1999, tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban Di sản thế giới được tổ chức ở Marrakesh (Maroc), Khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các Di sản Văn hóa thế giới theo tiêu chuẩn 2 như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn 3 như là bằng chứng duy nhất của một nền văn minh châu Á đã biến mất.

Khu di tích Mỹ Sơn
Khu di tích Mỹ Sơn
Khu di tích Mỹ Sơn

Phố cổ Hội An

Phố cổ Hội An – một đô thị cổ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1999. Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách TP. Đà Nẵng khoảng 30km về phía Nam.

Với vị trí địa lý thuận lợi nên trong suốt thế kỷ XVII và XVIII, Hội An đã từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi buôn bán và trao đổi hàng hóa của những thuyền buôn từ Nhật Bản, Trung Quốc và lái buôn từ các nước phương Tây. Hơn nữa, nơi đây cũng từng mang dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay thường được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Nhưng đến khoảng thế kỷ XIX, khi giao thông đường thủy ở đây không còn thuận lợi, cảng Hội An vốn sầm uất nay bị suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Trong hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thế giới thứ hai, cùng quá trình đô thị hóa, may mắn thay Hội An không bị phá hủy, vẫn giữ nguyên được nét kiến trúc độc đáo. Đến nay, trở thành một địa điểm vô cùng hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.

Đến với phố cổ Hội An, bạn sẽ được tản bộ quanh khu phố, ngắm những ngôi nhà cổ, những gánh hàng rong, những bức tường rêu phong xanh biếc và thưởng thức vô vàn những món ăn tuyệt vời. Không chỉ vậy, bạn còn có thể ngắm ngoại cảnh sông Thu Bồn và dạo quanh các làng nghề truyền thống. Đặc biệt vào ngày 14 Âm lịch hàng tháng bạn sẽ được tận hưởng cảnh thắp đèn lồng, cùng với đó là lễ hội thả hoa đăng, hát dân gian… rất thú vị.

Phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An

Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng nằm ở phía Bắc dãy núi Trường Sơn (tọa độ từ 17°21′ tới 17°39′ vĩ bắc và từ 105°57′ tới 106°24′ kinh đông), thuộc địa phận các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Phúc Trạch, Xuân Trạch và Sơn Trạch thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới theo tiêu chí địa chất, địa mạo năm 2003, và được UNESCO công nhận lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh học, sinh thái vào ngày 3 tháng 7 năm 2015. Cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam. Vườn quốc gia này giáp khu bảo tồn thiên nhiên Hin Namno ở tỉnh Khammouan, Lào về phía tây, cách Biển Đông 42 km về phía đông kể từ biên giới của hai quốc gia.

Phong Nha- Kẻ Bàng là một vùng khí hậu trong lành, mát lạnh quanh năm trung bình chỉ 20 – 240C được đánh giá là một trong hai vùng núi đá vôi rộng nhất thế giới, với diện tích trên 200.000 ha (trong đó, diện tích vùng lõi là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha). Đặc trưng của khu vườn quốc gia này là những kiến tạo đá vôi dạng karst hàng triệu năm tuổi với hơn 300 hang động và hệ thống các sông ngầm. Hàng trăm loài động, thực vật quý hiếm đang tồn tại, trong đó có nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, chính là nguồn cảm hứng cho du khách và các nhà khoa học về đây khám phá.

Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi chứa silic, đá mac-nơ, đá granodiorite, đá diorite, đá aplite, pegmatite…Phong Nha – Kẻ Bàng cũng chứa đựng lịch sử phát triển địa chất phức tạp, lâu dài từ 400 triệu năm trước của trái đất. Trải qua các giai đoạn kiến tạo quan trọng và các pha chuyển động đứt gãy, phối tảng, uốn nếp đã tạo ra các dãy núi trùng điệp và các bồn trầm tích bị sụt lún. Những biến động trên cũng đã góp phần tạo nên sự đa dạng về địa chất, địa hình, địa mạo. Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong Nha – Kẻ Bàng còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan kì bí, hùng vĩ. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ẩn chứa bao điều bí ẩn của tự nhiên, những hang động như những lâu đài lộng lẫy trong lòng núi đá vôi được tạo tác từ hàng triệu năm trước. Cùng với hệ thống hang động kỳ diệu vườn quốc Phong Nha Kẻ Bàng còn một hệ thống sông ngòi trong vùng khá phức tạp và các sông ngầm dài nhất . Có 3 con sông chính: sông Troóc, sông Chày, sông Son trong khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng với dòng nước trong xanh chảy giữa vùng núi đá có rừng tạo nên cảnh đẹp thơ mộng như bức tranh thuỷ mặc quyến rũ du khách.

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Quần thể danh thắng Tràng An

Quần thể danh thắng Tràng An là một vùng du lịch tổng hợp gồm các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới do UNESCO công nhận ở Ninh Bình, Việt Nam. Trước đó, nhiều di tích danh thắng nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng như Khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư… Liên kết giữa các khu vực này là hệ sinh thái rừng đặc dụng Hoa Lư trên núi đá vôi, đất ngập nước và hệ thống sông, hồ, đầm với diện tích 12.252 ha. Quần thể di sản thế giới Tràng An mang trong mình những khung cảnh thiên nhiên độc đáo từ đá núi, hệ sinh thái, rừng cây, thảm thực vật, đồng lúa, hồ đầm và những tuyến du thuyền trên sông Ngô Đồng, suối Tiên, sông Vọc, sông Sào Khê, sông Đền Vối, sông Bến Đang. Nơi đây sở hữu những hang động đẹp như động Thiên Hà, động Thiên Thanh, động Tiên, động Tiên Cá, động Vái Giời, động Thủy Cung, hang Bụt, hang Tam Cốc, hang động Tràng An, hang Sinh Dược; những di chỉ khảo cổ học có giá trị như hang Mòi, hang Bói, hang Trống, mái Ốc, thung Bình, thành Hoa Lư; những di tích lịch sử nổi tiếng gắn với 4 vương triều Đinh – Lê – Lý – Trần như cung điện Hoa Lư, đền Vua Đinh-Vua Lê, chùa Bích Động, chùa Bái Đính, hành cung Vũ Lâm, đền Thái Vi, đền Trần, đền Suối Tiên hay những thắng cảnh khác như vườn chim thung Nham, thung Nắng, hang Múa, rừng đặc dụng Hoa Lư…

Giá trị nổi bật Toàn cầu của Tràng An được công nhận dựa trên 3 trụ cột chính quy định tại hướng dẫn thực hiện Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới, đó là: Tràng An chứa đựng các bằng chứng về sự tương tác giữa con người và môi trường, thể hiện sự thích ứng của con người với các điều kiện biến đổi về địa lý và sự khắc nghiệt nhất của môi trường trong lịch sử Trái đất, đặc biệt là những biến đổi khí hậu diễn ra vào cuối và ngay sau thời kỳ băng hà cuối cùng. Tràng An chứa đựng những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với những ngọn núi hùng vĩ, hang động huyền bí, sông nước thanh tĩnh, điểm xuyết với những đền, chùa, miếu linh thiêng. Quần thể Danh thắng Tràng An minh chứng cho các giai đoạn cuối cùng của quá trình tiến hóa karst trong môi trường khí hậu nhiệt đới ẩm; Quần thể này đảm bảo tính toàn vẹn và tính xác thực; Đã thực thi và bảo đảm thực thi đầy đủ việc bảo vệ, quản lý di sản.

Quần thể danh thắng Tràng An
Quần thể danh thắng Tràng An
Quần thể danh thắng Tràng An

Hoàng thành Thăng Long

Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, Thăng Long – Hà Nội vẫn lưu giữ trong mình những di tích lịch sử văn hóa quý giá, những giá trị văn hóa độc đáo, những làng cổ, làng nghề truyền thống đậm nét văn hóa Việt. Trong đó, Hoàng thành Thăng Long là di sản vô cùng quý báu của dân tộc, là minh chứng cho lịch sử hào hùng của Thăng Long – Hà Nội.

Đúng vào dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Hoàng thành Thăng Long đã trở thành tài sản của nhân loại. Nhìn lại hành trình di sản của Hoàng thành Thăng Long chúng ta càng biết ơn những thế hệ đi trước đã dày công vun đắp nền văn hiến, để lại cho hậu thế một di sản nhân loại hôm nay.

Các giá trị nổi bật của hoàng thành Thăng Long:

  • Theo tiêu chí (II): Những di tích trên mặt và khai quật được trong lòng đất tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt là Phật giáo và Nho giáo, thuyết phong thủy, mô hình vương thành phương Đông, mô hình kiến trúc quân sự phương Tây (thành Vauban), để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu thổ sông Hồng. Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạt trong tạo dựng cảnh quan, quy hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời kỳ lịch sử.
  • Theo tiêu chí (III): Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ (trải từ thời tiền Thăng Long, qua thời Đinh- Tiền Lê, đến thời kỳ Thăng Long-Đông Kinh-Hà Nội với các Vương triều Lý-Trần-Lê-Nguyễn) và vẫn được tiếp nối cho đến ngay nay. Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các Vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.
  • Theo tiêu chí (VI): Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử của một quốc gia dân tộc vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới. Di sản đề cử là bằng chứng thuyết phục về sức sống và khả năng phục hưng của một quốc gia sau hơn mười thế kỷ bị nước ngoài đô hộ. Di sản đề cử còn ghi đậm dấu ấn thắng lợi của một nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới bao gồm hai cuộc chiến tranh giành độc lập và thống nhất của Việt Nam.
Hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long
Hoàng thành Thăng Long

Thành nhà Hồ

Thành Tây Đô được xây vào năm 1397 dưới triều Trần do quyền thần Hồ Quý Ly chỉ huy, người không lâu sau (1400) lập ra nhà Hồ. Theo sử sách, thành bắt đầu xây dựng vào mùa xuân tháng một năm Đinh Sửu niên hiệu Quang Thái thứ 10 đời vua Thuận Tông của vương triều Trần. Người quyết định chủ trương xây dựng là Hồ Quý Ly, lúc bấy giờ giữ chức Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự, tước Tuyên Trung Vệ quốc Đại vương, cương vị Tể tướng, nắm giữ mọi quyền lực của triều đình. Người trực tiếp tổ chức và điều hành công việc kiến tạo là Thượng thư bộ Lại Thái sử lệnh Đỗ Tỉnh (có sách chép Mẫn). Hồ Quý Ly xây thành mới ở động An Tôn (nay thuộc địa phận các xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), làm kinh đô mới với tên Tây Đô, nhằm buộc triều Trần dời đô vào đấy trong mục tiêu chuẩn bị phế bỏ vương triều Trần.

Thành nhà Hồ với giá trị cảnh quan tuyệt đẹp của một vùng kinh đô cổ kính, rêu phong, đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới trong niềm vui và những giọt nước mắt hạnh phúc vỡ òa của cả dân tộc! Tòa thành là một minh chứng cho sự phát triển của Nho giáo ở thời kỳ hiện đại và đã đạt được các tiêu chí sau để được công nhận:

  • Tiêu chí II: thể hiện các giá trị nhân văn và sự ảnh hưởng quan trọng của chúng qua một thời kỳ lịch sử quốc gia hay trong một khu vực của thế giới. Những đóng góp này mang tính phát triển về kiến trúc, công nghệ, nghệ thuật điêu khắc, và cách quy hoạch thành phố.
  • Tiêu chí IV: thành nhà Hồ trở thành ví dụ điển hình về một loại hình công trình cổ xưa, hiện ra một quần thể kiến trúc, kỹ thuật hoặc cảnh quan minh họa được giá trị của một hay nhiều giai đoạn trong lịch sử nhân loại.
Thành nhà Hồ
Thành nhà Hồ
Thành nhà Hồ