Định mức, giảm định mức giờ dạy, hướng dẫn tăng giờ năm 2022-2023, GV nên biết

Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:

 18/07/2022 07:00 Bùi Nam

Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
GDVN- Việc tính tăng giờ theo nguyên tắc nếu giáo viên thực hiện vượt định mức giờ dạy/năm thì được tính tiền tăng giờ cho số giờ (số tiết) vượt định mức đó.

Năm học mới 2022-2023 chỉ còn khoảng 1 tháng nữa sẽ chính thức bắt đầu. Những quy định về định mức, giảm định mức tiết dạy, cách tính tăng giờ, tăng buổi luôn được cán bộ quản lý, giáo viên các cấp từ mầm non, phổ thông quan tâm.

Trong bài viết hôm nay, dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, người viết xin được cung cấp để độc giả, các thầy cô quan tâm tham khảo.

Ảnh minh họa – AN

Đối với giáo viên bậc mầm non

Căn cứ pháp lý: Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT ngày 25/10/2011 và Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Định mức giờ dạy Giảm định mức giờ dạy Ghi chú
1. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày: mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

2. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày: mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

3. Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ theo quy định; cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.

4. Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng: hiệu trưởng dạy 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng dạy 04 giờ trong một tuần.

1. Chế độ giảm giờ dạy đối với giáo viên làm công tác kiêm nhiệm

a. Giáo viên kiêm nhiệm công tác bí thư chi bộ nhà trường, chủ tịch Hội đồng trường, thư ký Hội đồng trường, bí thư Đoàn thanh niên được giảm 02 giờ dạy/tuần;

Giáo viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách được giảm 06 giờ dạy/tuần (quy ra 210 giờ dạy trong một năm học);

Giáo viên làm ủy viên ban chấp hành công đoàn; tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách được giảm 03 giờ dạy/tuần (quy ra 105 giờ dạy trong một năm học).

b. Giáo viên kiêm nhiệm công tác trưởng ban thanh tra nhân dân được giảm 02 giờ dạy/tuần;

c. Giáo viên kiêm nhiệm công tác tổ trưởng chuyên môn được giảm 03 giờ dạy/tuần;

d. Mỗi giáo viên không kiêm nhiệm quá 02 chức danh và được hưởng chế độ giảm giờ dạy ở chức danh cao nhất.

2. Chế độ giảm giờ dạy đối với giáo viên nữ: giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống được giảm 05 giờ dạy/tuần.

3. Quy đổi một số hoạt động chuyên môn khác ra giờ dạy

a) Đối với cộng tác viên thanh tra giáo dục là giáo viên mầm non: thời gian làm việc một buổi được thanh toán số tiền bằng 3 tiết (hoặc giờ dạy) định mức;

b) Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do phòng Giáo dục và Đào tạo, sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì 01 tiết giảng dạy thực tế được tính bằng 01 giờ dạy.

Một phần điểm a Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT được thay thế khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Điểm a khoản 3 Điều 5 Thông tư số 48/2011/TT-BGDĐT được thay thế bằng khoản 1 Điều 7 Thông tư 31/2014/TT-BGDĐT.

Đối với giáo viên tiểu học đến trung học phổ thông

Căn cứ pháp lý: Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT ngày 23/06/2017 và Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28/3/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Định mức giờ dạy Giảm định mức giờ dạy Ghi chú
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết.

2. Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông.

Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở.

Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đối với giáo viên ở cấp trung học cơ sở.

3. Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trường hạng I dạy 2 tiết một tuần, trường hạng II dạy 1/3 định mức tiết dạy, trường hạng III dạy 1/2 định mức tiết dạy của giáo viên cùng cấp học.

Định mức tiết dạy đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng: định mức tiết dạy/năm đối với hiệu trưởng được tính bằng: 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học, phó hiệu trưởng được tính bằng: 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

– Giáo viên chủ nhiệm: ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. – Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn: giảm 3 tiết/môn/tuần. – Giáo viên kiêm nhiệm công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu chưa có cán bộ chuyên trách): giảm từ 2 – 3 tiết/tuần do hiệu trưởng quyết định. – Tổ trưởng bộ môn: giảm 3 tiết/tuần; tổ phó chuyên môn: giảm 1 tiết/tuần. – Giáo viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách: giảm 04 giờ dạy/tuần/giáo viên tiểu học; giảm 03 giờ dạy/tuần/giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông; – Giáo viên làm ủy viên ban chấp hành công đoàn, tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách: giảm 02 giờ dạy/tuần/giáo viên tiểu học; giảm 01 giờ dạy/tuần/giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông. – Giáo viên kiêm chủ tịch, thư ký hội đồng trường: giảm 2 tiết/tuần. – Giáo viên kiêm trưởng ban thanh tra nhân dân: giảm 2 tiết/tuần. – Giáo viên được tuyển dụng bằng hợp đồng làm việc lần đầu: giảm 2 tiết/tuần. – Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống: giảm 3 tiết/tuần/giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông; giảm 4 tiết/tuần/giáo viên tiểu học.

Đối với việc quy đổi:

Giáo viên dạy môn chuyên tại các trường chuyên, lớp chuyên, 1 tiết dạy môn chuyên được tính bằng 3 tiết định mức.

Đối với cộng tác viên thanh tra giáo dục là giáo viên phổ thông thời gian làm việc một buổi được thanh toán số tiền bằng 3 tiết (hoặc giờ dạy) định mức.

– Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì 1 tiết hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn thực tế được tính bằng 1,5 tiết định mức;

– Báo cáo ngoại khóa và hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh do nhà trường tổ chức (có giáo án/kế hoạch dạy học hoặc đề cương báo cáo) thì mỗi tiết báo cáo thực tế được tính bằng 1,5 tiết dạy định mức

Quy định về tính dạy tăng giờ, tăng buổi

Hiện nay, giáo viên thực hiện các công việc theo phân công của lãnh đạo trường và cấp trên nếu vượt giờ định mức theo quy định thì được hưởng chế độ tăng giờ, tăng buổi theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Cách tính tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên
Cách tính tiền lương dạy thêm giờ của giáo viên

Việc tính tăng giờ theo nguyên tắc nếu giáo viên thực hiện vượt định mức giờ dạy/năm thì được tính tiền tăng giờ cho số giờ (số tiết) vượt định mức đó.

Theo đó, định mức giờ dạy trong năm học theo khung thời gian năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hàng năm.

Tuy nhiên, tại khoản 6 Điều 3 có quy định chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác (sau đây gọi chung là đi làm nhiệm vụ khác) do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.

Tại khoản 1 Điều 4 hướng dẫn Công thức tính tiền lương dạy thêm giờ:

Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm;

Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%;

Tiền lương 01 giờ dạy: đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên, giảng viên cơ sở dạy nghề:

Tiền lương 01 giờ dạy = Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học x Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ)
Định mức giờ dạy/năm 52 tuần

Trên đây là toàn bộ thông tin về định mức giờ dạy, giảm định mức giờ dạy và hướng dẫn tính tăng giờ cho giáo viên mầm non, phổ thông, cán bộ quản lý và giáo viên nên biết để vận dụng và thực hiện cho đúng để đảm bảo quyền lợi.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bùi Nam