CHUYÊN ĐỀ TẬP ĐỌC Lớp 1 (tk)

Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:

BÁO CÁO LÍ THUYẾT

RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 1

  1. LÝ DO MỞ CHUYÊN ĐỀ:

Môn Tiếng Việt ở bậc tiểu học có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là hình thành 4 kỹ năng: Nghe – nói – đọc – viết cho học sinh. Tập đọc là một phân môn của chương trình Tiếng Việt bậc tiểu học. Đây là phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển kỹ năng đọc, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc tiểu học.

Đặc biệt đối với học sinh lớp 1 – Lớp đầu cấp – việc dạy đọc cho các em thật vô cùng quan trọng bởi các em có đọc tốt được ở lớp 1 thì khi học các lớp tiếp theo các em mới nắm bắt được những yêu cầu cao hơn của môn Tiếng việt. Trong những năm học gần đây, kĩ năng đọc viết của học sinh cấp Tiếu học ngày càng được chú trọng. Một số em phát âm chưa chuẩn ở mức độ tối thiểu,thậm chí có một số em gặp khó khăn trong việc phát âm. Từ đó đã làm cản trở đến việc tiếp thu bài ở những môn học khác….

Trong quá trình giảng dạy ở lớp 1 chúng tôi luôn trăn trở với những vấn đề trên, làm thế nào để giúp học sinh đọc thông ,viết thạo ,hiểu được nội dung bài đọc ,biết diễn đạt lời nói của mình để người nghe hiểu được, yêu thích môn tập đọc. Xuất phát từ thực tế trên tập thể khối 1 thống nhất mở chuyên đề:“ Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1”.

  1. MỤC TIÊU CỦA PHÂN MÔN TẬP ĐỌC:
  2. Phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh:

– Biết cầm sách đọc đúng tư thế.

– Đọc đúng, đọc nhanh, trọn từ, cụm từ và câu; tập ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ, đạt yêu cầu theo từng giai đoạn như sau:

Giai đoạn Giữa HKI Cuối HKI Giữa HKII Cuối HKII
Tốc độ Khoảng

15 tiếng/phút

Khoảng

20 tiếng/phút

Khoảng

25 tiếng/phút

Khoảng

30 tiếng/phút

– Hiểu nghĩa các từ thông thường, hiểu ý được diễn đạt trong câu đã đọc (độ dài câu khoảng 10 tiếng)

– Học thuộc lòng một số bài văn vần (thơ, ca dao, …) trong SGK.

– Nghe nhận biết sự khác nhau của các âm, các thanh, nhận biết sự thay đổi về độ cao, ngắt, nghỉ hơi. Nghe hiểu câu kể, câu hỏi đơn giản. Nghe hiểu lời hướng

dẫn hoặc yêu cầu. Nghe hiểu một câu chuyện ngắn có nội dung thích hợp với HS lớp 1.

– Nói đủ to, rõ rµng, thành câu. Biết chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học. Biết đặt trả lời câu hỏi lựa chọn về đối tượng.

– Viết đúng nội dung , đúng độ cao con chữ,tư thế ngồi ,cầm bút đúng theo quy định.

  1. Trau dồi vốn Tiếng Việt, vốn văn học, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống,cụ thể:

– Làm giàu và tích cực hoá vốn từ, vốn diễn đạt.

– Bồi dưỡng vốn văn học ban đầu, mở rộng hiểu biết về cuộc sống, hình thành một số kĩ năng phục vụ cho đời sống và việc học tập của bản than.

– Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản (phân tích, tổng hợp, phán đoán…)

  1. Bồi dưỡng cho học sinh:Tư tưởng tình cảm và tâm hồn lành mạnh, trong sáng; tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống; hứng thú đọc sách và yêu Tiếng Việt. Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn và trách nhiệm đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô; yêu trường lớp; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè;

-Từ những mẩu chuyện, bài văn, bài thơ hấp dẫn trong SGK, hình thành lòng ham muốn đọc sách, khả năng cảm thụ văn bản văn học, cảm thụ vẻ đẹp của tiếng Việt và tình yêu tiếng Việt.

III. MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ:

– Thèng nhÊt c¸c b­­íc lªn líp quy tr×nh d¹y, víi d¹ng bµi d¹y tËp ®äc. C¸ch vËn dông ph­­¬ng ph¸p vµ h×nh thøc tæ chøc d¹y häc tËp ®äc ®Ó tÊt c¶ häc sinh cïng lµm viÖc.

– Thèng nhÊt c¸c ph­­¬ng ph¸p rÌn cho häc sinh nh÷ng kÜ n¨ng: nghe, nãi, ®äc, viÕt.

– Thèng nhÊt c¸ch tr×nh bµy b¶ng,

– Thống nhất cách rèn đọc cho HSTC, HSĐC ,HSCĐC

  1. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC:
  1. Thuận lợi:

* Giáo viên:

– Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trường.

– Đội ngũ giáo viên trong khối nhiệt tình trong công tác giảng dạy, chịu khó tìm tòi những phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh.

– Giáo viên quan tâm đến các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh chưa đạt chuẩn.

– Nhà trường trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách tham khảo tạo điều kiện tốt cho giáo viên nghiên cứu soạn giảng.

– Nh×n chung GV ®· n¾m b¾t ®Çy ®ñ néi dung ch­¬ng tr×nh cña m«n TiÕng ViÖt vµ néi dung d¹y häc cña ph©n m«n TËp ®äc líp 1.

– Từ tuần 25 trở đi HS được học mỗi tuần 3 bài tập đọc, mỗi bài được học 2 tiết. Mỗi tuần là một chủ điểm khác nhau: Nhà trường; Gia đình; Thiên nhiên đất nước. Bài tập đọc là những bài văn xuôi và thơ, những câu chuyện vui.

– C¸c gi¸o viªn trong tæ ®Òu coi träng giê tËp ®äc, ®Òu x¸c ®Þnh ®­­îc môc tiªu, kiÕn thøc, kÜ n¨ng vµ nhiÖm vô chÝnh cña giê häc.

* Học sinh:

– Trang bị đầy đủ sách giáo khoa phục vụ cho phân môn tập đọc.

– Các em lớp 1 được học 9 buổi / tuần.

  1. Khó khăn:

-Trình độ học sinh không đồng đều, còn một số em chưa học qua lớp Mẫu giáo lá.

– Một số em do gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên ít quan tâm đến việc học tập của con em mình.

– Một số em khả năng nhớ và vận dụng các vần đã học còn hạn chế nên dẫn đến việc đọc bài còn chậm…

  1. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 1

Tập đọc được học trong 11 tuần, mỗi tuần có 3 bài đọc, mỗi bài học trong 2 tiết. Các bài Tập đọc được xoay quanh 3 chủ điểm lớn, cấu trúc theo cách xen kẽ các chủ điểm: Nhà trường, Gia đình, Thiên nhiên- Đất nước.

Mỗi chủ điểm học trong 1 tuần. Sau 3 tuần sẽ kết thúc một vòng 3 chủ điểm, tiếp đó các chủ điểm được lần lượt nhắc đi nhắc lại nhưng có sự phát triển, mở rộng hoặc đổi mới. Cách bố trí đó phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 1 là khả năng chú ý của các em chưa cao nên cần thay đổi luôn chủ điểm để hấp dẫn, song cũng cần lập lại liên tục để củng cố. Trong sách mỗi chủ điểm lập lại 4 lần. Tuần cuối cùng (tuần 35) dành cho Ôn tập- kiểm tra.

VI.MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG DẠY TẬP ĐỌC (HTL) LỚP 1.

Việc dạy Tiếng Việt nói chung và dạy Tập đọc nói riêng có hiệu quả, cần sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, các phương pháp đặc trưng của môn học. Một số phương pháp thường sử dụng trong phân môn Tập đọc lớp 1:

1.Phương pháp trực quan:

– Giọng đọc mẫu của giáo viên.

– Gạch chân (hoặc viết) các tiếng, từ khó để các em được nhìn (bằng mắt), được tập phát âm (bằng miệng), được nghe (bằng tai), tập viết (bằng tay) sẽ giúp các em nhớ lâu và đọc đúng.

– Tranh ảnh minh hoạ.

Ví dụ: Khi dạy bài “Hoa ngọc lan” nên có vật thật hoặc có tranh ảnh chụp để các em nhìn tận mắt, học sinh sẽ hiểu cách so sánh và miêu tả của tác giả là đúng và hay, từ đó các em sẽ cảm nhận tốt bài học.

  1. Phương pháp đàm thoại:

Là phương pháp mà giáo viên đưa ra một hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài. Muốn đọc diễn cảm trước hết phải cảm thụ tốt bài văn, phải tái hiện được các hình tượng đẹp trong tác phẩm. Giáo viên cần hướng dẫn các em những câu hỏi đàm thoại dễ hiểu.

Ví dụ: Khi dạy bài “Hoa ngọc lan”, giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi giúp học sinh tìm hiểu về đặc điểm của cây, hoa, hương hoa ngọc lan:

Thân cây hoa ngọc lan có đặc điểm gì?

Lá cây hoa ngọc lan ra sao?

Nụ hoa lan có màu gì?

Khi nở, hoa lan có điểm gì đẹp?

Hương hoa lan thơm như thế nào?

3.Phương pháp luyện tập:

Là luyện đọc khi dạy Tập đọc, luyện trí nhớ khi dạy học thuộc lòng, là phương pháp chủ yếu thường xuyên khi dạy Tập đọc, học thuộc lòng. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Kĩ năng đọc, học thuộc lòng cần hướng dẫn học sinh luyện tập có ý thức và kiểm tra ngay kết quả luyện tập tại lớp, nhận xét và ghi điểm.

Cần chú ý luyện đọc từ dễ đến khó:

+ Luyện phát âm tiếng khó, học sinh hay nhầm lẫn.

+ Luyện phát âm các cụm từ.

+ Luyện đọc đúng tiến tới luyện đọc nhanh, đọc diễn cảm.

* Trong thực tế dạy học các phương pháp thường được sử dụng phối hợp chặt chẽ, không có phương pháp nào là vạn năng. Điều quan trọng là giáo viên phải nắm vững các điều kiện cụ thể của dạy học để vận dụng một cách linh hoạt.

VII. QUI TRÌNH DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 1 ( VĂN XUÔI)

  1. Ổn định tổ chức:
  2. Kiểm tra bài cũ:

– Giáo viên hoặc học sinh nhắc lại tên bài đã học.

– Giáo viên gọi từ 3 – 4 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi.

– GV nhận xét cách đọc và trả lời câu hỏi của học sinh, nhận xét KTBC.

  1. Dạy – học bài mới:

3.1. Giới thiệu bài: kết hợp cho HS quan sát tranh (ảnh) hoặc vật thật để giới thiệu bài.(Lưu ý với những bài đầu chỉ điểm cần giới thiệu qua chủ điểm rồi mới giới thiệu bài).

3.2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc:

  1. a) Giáo viên đọc mẫu, gọi 1 – 2 học sinh trên chuẩn đọc.
  2. b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc:

* Luyện đọc tiếng – từ ngữ khó:

– GV cho 1-2 HS đọc từng từ – HS phân tích tiếng khó – GV hướng dẫn cách đọc; HS đọc cá nhân, đồng thanh…Lưu ý những em đọc phát âm chưa đúng GV cần hướng dẫn các em đọc lại từ.

– GV giải nghĩa từ.

* Luyện đọc câu:

– GV hướng dẫn học sinh nhận biết số câu.

– GV hướng đẫn cách đọc nối tiếp; HS đọc nối tiếp từng câu. GV nhận xét.

* Luyện đọc đoạn, bài:

– GV hướng dẫn HS cách đọc.

– HS đọc nối tiếp theo đoạn; HS nhận xét; GV nhận xét.

– Gọi một số HS đọc cả bài; HS nhận xét; GV nhận xét.

– HS đọc đồng thanh cả bài; GV nhận xét.

Nghỉ giữa tiết

3.2. Luyện tập:

  1. a) Ôn các vần (trong và ngoài bài tập đọc).

+ Tìm các tiếng trong bài có chứa vần cần ôn:

– GV hoặc HS nêu yêu cầu.

– HS tìm, HS nhận xét. GV nhận xét

  1. b) Tìm tiếng ngoài bài.

– GV hoặc HS nêu yêu cầu.

– HS quan sát tranh nêu nội dung tranh;GV kết luận giới thiệu từ mẫu; HS đọc lại.

– Cho HS tìm theo hình thức cá nhân hoặc nhóm…

– HS nhận xét.GV nhận xét ghi bảng một số từ.

c). Nói câu chứa tiếng có vần:

– GV hoặc HS nêu yêu cầu

– HS quan sát tranh nêu nội dung tranh; HS đọc câu mẫu .GV hướng dẫn HS thi nhau nói câu chứa tiếng có vần.

– HS nhận xét. GV nhận xét ghi bảng một số câu.

  1. Củng cố – dặn dò:

GV gọi 1-2 HS đọc lại bài, GV nhận xét

– GV liên hệ giáo dục HS…

– Dặn HS chuẩn bị học tiết 2.

Tiết 2

1.Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:

  1. a) Tìm hiểu bài đọc, luyện đọc.

– Gv đọc mẫu ( Hướng dẫn HS xác định đoạn ).

– HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi theo gợi ý SGK; HS nhận xét. GV nhận xét.

– Gọi 2 – 3 HS đọc cả bài. GV nhận xét.

  1. b) Luyện nói: Theo đề tài SGK.

– GV cho HS quan sát tranh và nêu các câu hỏi gợi ý

– HS nói theo câu hỏi gợi ý của GV.

– HS thực hành hỏi – đáp theo cặp; HS nhận xét, GV nhận xét.

  1. Củng cố – dặn dò:

– GV gọi 1-2 HS đọc bài có thể kết hợp trả lời câu hỏi, GV nhận xét.

– Giáo dục tình cảm cho HS.

* Lưu ý: Đối với tiết học thuộc lòng cả 2 tiết đều có qui trình dạy như tiết tập đọc. Riêng Phần học thuộc lòng ta cần chú ý:

– GV hướng dẫn HS học thuộc lòng ngay tại lớp bằng cách xóa dần (nên xóa dần theo cụm từ), chỉ giữ lại tiếng đầu dòng.

– Học sinh thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.

– Giáo viên phải có nhận xét, đánh giá ,tuyên dương ,khích lệ các em.

VIII. CÁCH GHI BẢNG:

Mỗi bài học GV đều phải viết lên bảng để hướng dẫn HS luyện đọc.

Hình thức trình bày bảng cần mang tính thẩm mĩ, có tác dụng giáo dục cho HS. Việc ghi bảng cần được kết hợp nhịp nhàng với tiến trình dạy học nhằm đem lại hiệu quả trực quan tốt nhất.

  1. MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY:

– Nắm vững nội dung ,chương trình giảng dạy.

– Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và công văn 896 để giảng dạy.

– GV cần phát âm chuẩn trong dạy tập đọc.

– Tích hợp lồng ghép các yêu cầu ( Theo qui định) trong dạy Tập đọc.

– Dạy theo đối tượng học sinh. Gọi HSTC,HSĐC đọc trước nhằm làm mẫu cho HSDC . Cho HSDC đọc từ ,câu ngắn hoặc 1 ý trong câu.

– Trong suốt tiết học GV cần quan tâm nhiều đến HSDC.

Tóm lại: Để nâng cao chất lượng dạy tập đọc lớp 1 đòi hỏi người GV phải thật kiên nhẫn để từng bước luyện cho HS những kỹ năng tối thiểu, nhất là đối với những học sinh chưa đạt chuẩn GV cần sự nhiệt tình quan tâm rèn luyện cho các em thật nhiều thì mới mong có hiệu quả .

Trên đây là báo cáo chuyên đề: nâng cao chất lượng dạy học phân môn tập đọc lớp 1’ của khối 1. Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý Lãnh đạo để chuyên đề được hoàn thiện hơn.