CHUYÊN ĐỀ KHỐI 1 (tham khảo)

Người đăng: Ngày đăng: Lượt xem:

“MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ CHƯƠNG TRÌNH CHUNG – NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC ĐÚNG Ở PHÂN MÔN HỌC VẦN LỚP 1”

 

 

  1. Mở đầu

Thực hiện Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông và Công văn số 1315/BGDĐT-GDTH ngày 16/4/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công văn 615/SGDĐT-GDTH ngày 21/4/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo;

Tích cực tổ chức sinh hoạt chuyên môn thống nhất nội dung chỉ đạo về sinh hoạt chuyên môn về các nội dung tìm hiểu Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nghiên cứu bài học, xây dựng kế hoạch dạy học các môn học, thiết kế kế hoạch bài dạy và hoạt động giáo dục, xây dựng chương trình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.

Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tiểu học để thực hiện xây dựng kế hoạch và tố chức dạy học nhằm phát triên phẩm chất, năng lực học sinh; xây dựng môi trường thân thiện, tích cực, tự học; nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn ở các cơ sở giáo dục tiểu học.

Học vần là phân môn có vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình Tiểu học nói chung và trong môn Tiếng Việt nói riêng, vì nó là phần học mở đầu của lớp đầu tiên ở cấp Tiểu học. Có học phần này thì học sinh mới chiếm lĩnh được một công cụ giao tiếp đó là âm vần và chữ viết. Nhiệm vụ phân môn học vần giúp HS nhận biết sự tương ứng giữa âm, chữ cái, thanh điệu, dấu ghi thanh và một số quy tắc chính tả. Rèn cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, phát triển vốn từ trong tiếng việt.

Thực trạng hiện nay học sinh đọc chậm vẫn còn khá nhiều. Nguyên nhân từ đâu ? Chúng tôi đã đặt ra nhiều câu hỏi. Đó là nỗi bức xúc của người giáo viên dạy lớp. Chúng tôi đã nhận thấy nguyên nhân chính là tư duy kém phát triển, sức tập trung kém, gia đình chưa quan tâm, một số em do khuyết tật (ngọng, nghịu), một số em phát âm không chuẩn, các em còn nặng theo từ địa phương…

Từ những thực tế nêu trên, Chúng tôi là giáo viên phụ trách lớp đầu cấp, chúng tôi luôn trăn trở cần phải làm thế nào để giúp các em đọc tiếng Việt được đúng và tốt hơn. Bởi vì lớp 1 là nền móng cho sự phát triển của các em sau này ở các lớp kế tiếp, mà người ta thường nói “Cấp một là nền, lớp một là móng” vì thế móng có chắc thì nền mới vững. Chính vì thấy được tầm quan trọng của việc dạy học vần nên mỗi GV cần phải mạnh dạn tìm ra những phương pháp thích hợp để giúp học sinh đọc tốt phân môn học vần.

  1. Thuận lợi
  2. a)Đối với giáo viên

– Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp quản lý, đặc biệt là BGH trường cụ thể như sau:

+ Thường xuyên tổ chức các hội nghị chuyên đề, các tiết thao giảng, dự giờ, thăm lớp hỗ trợ việc nâng cao chất lượng dạy – học.

+ Thường xuyên tổ chức các phong trào dạy và học (Hội thi giáo viên dạy giỏi, đồ dùng dạy học, …) hàng năm giúp đội ngũ giáo viên có dịp chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong giảng dạy.

+ Đảm bảo công tác thông tin hai chiều trong chỉ đạo chuyên môn, ….

+ Ban giám hiệu trường đặc biệt quan tâm đến chất lượng khối 1, hỗ trợ cho khối nhiều lĩnh vực đáp ứng nhu cầu giảng dạy.

+ Cơ sở vật chất từng phòng lớp, bàn ghế, phương tiện phục vụ dạy học trang bị cho khối 1 từng bước được cải thiện.

– Đa số giáo viên khối đạt chuẩn 100% về chuyên môn,  nhiệt tình trong công tác, có tinh thần tự học, tự rèn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy ở lớp 1.

– Được tham gia tập huấn đầy đủ chương trình giáo dục phổ thông mới 2018.

  1. b) Đối với học sinh

–  SGK  đầy đủ , SGK có nhiều kênh hình thu hút sự chú ‎ý của HS.

– Đa số các em đúng 6 tuổi đều được vào học lớp 1.

– 100% học sinh được tham gia học tập 2 buổi/ngày.

– Đa số các em đều qua lớp mẫu giáo, được chuẩn bị các kỹ năng thích ứng với hoạt động học tập giúp các em có tâm thế sẵn sàng học tập khi vào học lớp 1.

  1. Khó khăn
  2. a)Đối với giáo viên

– Do năm đầu tiên thực hiên Chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Giáo viên đang thực hiện và trải nghiệm nên không ít khó khăn.

– Một số ít giáo viên chưa có tính sáng tạo trong việc đầu tư cho kế hoạch bài học, chỉ giảng giải theo tài liệu sẵn có trong SGK, SGV.

– Chưa dành nhiều thời gian cho phần hướng dẫn luyện đọc và rèn chữ viết.

– Một số ít giáo dạy chưa thật sự tập trung vào phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

  1. b) Đối với học sinh

– Cùng vào lớp 1 nhưng mức độ chuẩn bị tâm thế của mỗi em đều khác nhau. (một số em cũng qua mẫu giáo nhưng mức độ nắm các chữ cái còn hạn chế. Ngoài ra, còn một số em do nói ngọng, trí tuệ chậm phát triển…)

– Một số em chưa nhận được sự quan tâm của gia đình. Khoán trắng cho giáo viên chủ nhiệm.

– Các em cá biệt không chịu học làm ảnh hưởng đến việc dạy và học.

Tổng số học sinh khối 1 năm học 2020-2021 (136/ 64 nữ). Trong đó:

Lớp TSHS    Học sinh đọc

rành các chữ cái

Học sinh đọc chưa rành các chữ cái Học sinh không đọc              được chữ cái
SL % SL % SL %
1A 28 9 32,14 17 60,71 2 7,15
1B 28 8 28,57 18 64,28 2 7,15
1C 29 8 27,58 19 65,52 2 6,90
1D 26 7 26,92 16 61,53 3 11,53
1E 25 9 36 14 56 2 8
TC 136 41 30,14 84 61,76 11 8,088

Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy học vần, đồng thời góp phần tháo gỡ những khó khăn nêu trên, tập thể tổ khối 1 chúng tôi đã trao đổi, thảo luận thống nhất xây dựng chuyên đề “ Giải pháp nâng cao chất lượng đọc hiểu ở phân môn học vần lớp 1” Trường Tiểu học Thuận Hưng C.

  1. Mục tiêu của chuyên đề
  2. Đối với cán bộ quản lí và giáo viên

– Giúp cán bộ quản lí hiểu rõ hơn, sâu hơn về những kiến thức, kĩ năng sư phạm cần thiết về kĩ năng đọc cần đạt cũng như nội dung chương trình môn Tiếng việt lớp 1 nói chung và phân môn học vần nói riêng. Từ đó, có tầm quản lí chương trình, quản lí và chỉ đạo giáo viên dạy học đảm bảo chất lượng theo mục tiêu giáo dục đề ra.

– Giúp giáo viên có định hướng nghiên cứu nội dung từng bài dạy đối với môn học để từ đó có kĩ năng hướng dẫn học sinh cách tự giác học tập và vận dụng tốt vào quá trình học tập các môn học khác, phù hợp với mục tiêu cụ thể của từng bài đúng theo chuẩn kiến thức kĩ năng.

– Giúp giáo viên nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn học vần nói riêng.

  1. Đối với học sinh:

– Giúp hình thành ở các em phương pháp thói quen làm việc với sách giáo khoa, giúp các em thấy được lợi ích của việc đọc trong học tập và trong cuộc sống.

– Ngoài ra phân môn học vần còn có nhiệm vụ:

+ Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẫm mỹ cho các em.

+ Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho các em.

+ Làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống, kiến thức văn học cho các em.

+ Đọc đúng, đọc nhanh, đọc lưu loát trôi chảy các âm, vần, tiếng, từ và các bài ứng dụng.

+ Biết chào hỏi, chia tay trong gia đình, trường học.

+ Biết đặt và trả lời câu hỏi về đối tượng, diễn đạt thành câu theo chủ đề

( phần luyện nói)

III. Phân tích sư phạm:

  1. Quy định số tiết dạy:(Phụ lục kèm theo)
  2. Nội dung chương trình từng môn:(Phụ lục kèm theo)
  3. Các hoạt động dạy từng môn:(Phụ lục kèm theo)
  4. Chuẩn bị vào năm học 2020 – 2021:

– Chuẩn bị dung cụ học tập: Bộ Sách giáo khoa, vở bài tập toán, vở luyện viết Tiếng Việt, bảng con, phấn, bút chì, cục gôm, bút chì màu, cặp, ở nhà có bàn để ngồi học, có góc học tập riêng cho các em, sách vở bao bìa cẩn thận, có hộp đựng bút,…

– Chuẩn bị vở bài tập các môn học: Vở bài tập Toán, vở luyện viết Tiếng Việt.

– Phương án quản lý SGK; các loại vở: Nhắc nhở các em bao bìa, dán nhãn, giữ vở sạch, chữ đẹp, đối với các em ở với ông bà thì Giáo viên chủ nhiệm giữ vở các em ở trong lớp không cho đem vở về nhà,còn những em cha mẹ quan tâm thì cho các em đem vở về nhà.

  1. Cách đánh giá học sinh lớp 1:

 Điều 6 : Đánh giá thường xuyên

  1. Đánh giá thường xuyên về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
  2. a) Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá, nhưng chủ yếu thông qua lời nói chỉ ra cho học sinh biết được chỗ đúng, chưa đúng và cách sửa chữa; viết nhận xét vào vở hoặc sản phẩm học tập của học sinh khi cần thiết, có biện pháp cụ thể giúp đỡ kịp thời.
  3. b) Học sinh tự nhận xét và tham gia nhận xét sản phẩm học tập của bạn, nhóm bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập để học và làm tốt hơn.
  4. c) Cha mẹ học sinh trao đổi với giáo viên về các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp và phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện.
  5. Đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
  6. a) Giáo viên sử dụng linh hoạt, phù hợp các phương pháp đánh giá; căn cứ vào những biểu hiện về nhận thức, hành vi, thái độ của học sinh; đối chiếu với yêu cầu cần đạt của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi theo Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học để nhận xét và có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
  7. b) Học sinh được tự nhận xét và được tham gia nhận xét bạn, nhóm bạn về những biểu hiện của từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi để hoàn thiện bản thân.
  8. c) Cha mẹ học sinh trao đổi, phối hợp với giáo viên động viên, giúp đỡ học sinh rèn luyện và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi.

Điều 7:  Đánh giá định kỳ

  1. Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
  2. a) Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:

– Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

– Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;

– Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.

  1. b) Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán.
  2. c) Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:

– Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;

– Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;

– Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.

  1. d) Bài kiếm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm 10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.
  2. 2. Đánh giá định kỳ về sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực

Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với các giáo viên dạy cùng lớp, thông qua các nhận xét, các biểu hiện trong quá trình đánh giá thường xuyên về sự hình thành và phát triển từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh, đánh giá theo các mức sau:

  1. a) Tốt: Đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục, biểu hiện rõ và thường xuyên.
  2. b) Đạt: Đáp ứng được yêu cầu giáo dục, biểu hiện nhưng chưa thường xuyên.
  3. c) Cần cố gắng: Chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu giáo dục, biểu hiện chưa rõ.

Điều 8: Đánh giá học sinh ở trường, lớp dành cho người khuyết tật

  1. Học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục hoà nhập tùy theo dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, được đánh giá như đối với học sinh không khuyết tật, có điều chỉnh yêu cầu cho phù hợp với dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.
  2. Học sinh khuyết tật học theo phương thức giáo dục chuyên biệt được đánh giá theo quy định dành cho giáo dục chuyên biệt hoặc theo yêu cầu của kế hoạch giáo dục cá nhân.
  3. Đối với học sinh học ở các lớp dành cho người khuyết tật: giáo viên đánh giá học sinh căn cứ vào nhận xét, đánh giá thường xuyên qua các buổi học tại lớp dành cho người khuyết tật và kết quả đánh giá định kỳ môn Toán, môn Tiếng Việt được thực hiện theo quy định tại Điều 7 của Quy định này.

Điều 9:  Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục

  1. Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học:
  2. a) Giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về môn học, hoạt động giáo dục để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của từng học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
  3. b) Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
  4. Cuối năm học, căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi, giáo viên chủ nhiệm thực hiện:
  5. a) Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo bốn mức:

– Hoàn thành xuất sắc: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên;

– Hoàn thành tốt: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;

– Hoàn thành: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên;

– Chưa hoàn thành: Những học sinh không thuộc các đối tượng trên.

  1. b) Ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá giáo dục và các thành tích của học sinh được khen thưởng trong năm học vào Học bạ.
  2. Nội dung chương trình môn Tiếng việt lớp 1 và thời lượng dạy phân môn học vần lớp 1.

Chương trình môn Tiếng việt lớp 1 thể hiện qua hai định hướng lớn là:

6.1. Coi trọng đồng thời cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết nhưng quan trọng là kĩ năng đọc và viết.

  1. a) Đọc:

– Đọc thành tiếng:

+ Biết cầm sách đọc đúng tư thế.

+ Đọc đúng và trơn tiếng: đọc liền từ, đọc cụm từ và câu, tập ngắt nghỉ (hơi) đúng chỗ.

– Đọc hiểu: Hiểu nghĩa của các từ thông thường, hiểu ý được diễn đạt trong câu đã đọc (độ dài câu khoảng 10 tiếng)

  1. b) Viết:

– Viết chữ: Tập viết đúng tư thế, viết các chữ cái cỡ vừa và nhỏ, tập ghi dấu thanh đúng vị trí, làm quen với chữ hoa cỡ lớn và cỡ vừa theo mẫu chữ quy định, tập viết các số đã học.

– Viết chính tả:

+ Hình thức chính tả: Nghe viết, bước đầu tập nghe đọc để viết chính tả.

+ Tập ghi các dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, …)

+ Tập trình bày một bài chính tả ngắn.

6.2. Coi trọng đồng thời ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết nhưng chú ý hơn đến ngôn ngữ viết.

Dựa vào chương trình và hai định hướng nêu trên, SGK Tiếng việt 1( cả tập 1 và tập 2) đã xây dựng một hệ thống các bài học với một cấu trúc chặt chẽ, vừa đảm bảo tình đồng tâm, vửa đảm bảo tính phát triển ( ở cả hai phần Học âm, vần và Tập đọc – chính tả )

Trong năm học có 35 tuần , đối với lớp 1 HKI có 18 tuần , HKII có 17 tuần. Có một tuần lễ dành cho việc ổn định nề nếp và dạy các nét cơ bản. phân môn Học vần được giảng dạy trong vòng 17 tuần gồm 83 bài thuộc tập 1. Mỗi bài được dạy trong 2 tiết thời lượng mỗi tiết dạy là 35 phút, giữa hai tiết có 5 phút nghỉ giải lao. Mỗi tuần dạy  gồm 12 tiết, trong  đó 5 bài học dạy 10 tiết  và 2 tiết ôn luyện đọc và luyện viết.

Phần Tiếng Việt ở lớp Một có 3 dạng bài:

– Dạng bài thứ nhất làm quen với âm và chữ ( chữ hoa và chữ thường )

– Dạng bài thứ hai dạy – học vần mới

– Dạng bài thứ ba : Ôn tập và kể chuyện.

  1. Nội dung kiến thức/kĩ năng liên quan đến rèn kĩ năng đọc cho học sinh.

Thao tác đọc đúng (tư thế, cách đặt sách, vở, cách cầm sách khi đứng đọc.)

Đọc thành tiếng: Biết cầm sách đọc đúng tư thế; đọc đúng và trơn tiếng: Đọc liền từ, đọc cụm từ và câu; đọc đúng đoạn, bài văn xuôi, văn vần có độ dài khoảng từ 80 – 100 tiếng, tốc độ khoảng 30 tiếng/1 phút.

Đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ thông thường, hiểu  được diễn đạt trong câu đã học ( độ dài câu khoảng 10 tiếng)

7.1. Dự kiến một số khó khăn trong quá trình dạy học phân môn Học vần lớp 1:

– Học sinh nhận diện chưa đúng các âm, đọc chậm, phát âm chưa đúng: Khi đọc HS thường nhận diện nhầm lẫn các âm, phát âm không chính xác âm đầu lẫn phần vần và dấu thanh.

– Ngắt, nghỉ không đúng chỗ: Ngắt giọng không chính xác ở các câu dài, không phù hợp ở các cụm từ phức tạp (ngắt nghỉ theo nhịp thở). Khi đọc HS thường đọc theo áp lực của bài, cố đọc cho xong bài không chú ý xem mình có phát âm chính xác chưa, ngắt nghỉ có phù hợp chưa.

Tóm lại: Xuất phát từ thực trạng nêu trên, cho thấy hiệu quả của giờ dạy học vần thông qua kĩ năng đọc của HS còn nhiều hạn chế, chưa phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, tự giác của HS.

7.2. Hướng khắc phục:

– Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy.

– Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học cần thiết trước khi lên lớp.

– Dành nhiều thời gian luyện đọc, nâng cao chất lượng đọc đồng đều ở HS.

– Rèn kĩ năng đọc cá nhân, đọc theo nhóm cho HS.

– Phát huy tính tự giác tích cực luyện đọc, nhận xét cách đọc của bản thân và của bạn. Phối hợp với gia đình theo dõi, nhắc nhở các em thường xuyên trong học tập.( Vì HS lớp 1 mau nhớ nhưng cũng chóng quên)

– Quan tâm khích lệ, giao nhiệm vụ đọc theo từng đối tượng HS cho phù hợp và có kiểm tra nhận xét về sự tiến bộ của của các em. (HS lớp 1 thích khen dù chỉ là sự tiến bộ nhỏ)

– Bồi dưỡng cho các em lòng yêu thích môn học, có thái độ đúng đắn trong quá trình rèn đọc.

7.3 Học sinh đọc chậm, phát âm chưa đúng:

– Giáo viên hướng dẫn rèn đọc nhiều lần, để các em nhận diện đúng mặt chữ. Hướng dẫn các em đọc theo hình thức cá nhân, luyện đọc những âm khó phát âm, vần có nhiều âm ghép lại, luyện đọc tiếng khó, từ khó nhiều lần để HS nhớ và đọc đúng.

– Giáo viên dùng lực lượng học sinh làm người thầy thứ hai để giúp giáo viên kèm cặp những học sinh còn chậm. (em đọc tốt ngồi cạnh em đọc chưa tốt để giúp đỡ bạn)

– Xếp HS đọc chậm, phát âm chưa đúng ngồi đầu bàn để tiện việc rèn đọc cho các em.

– Xây dựng cho HS nề nếp học tập (15 phút đầu giờ tất cả đều tham gia đọc bài cả lớp), thói quen đọc nối tiếp vần, tiếng, từ, câu. Trong lúc đó GV phải quan sát theo dõi để chỉnh sửa cách phát âm cho từng em.

– Vận dụng phương pháp luyện đọc theo mẫu, yêu cầu HS lắng nghe và nhìn giáo viên đọc mẫu thật chuẩn, HS chú ý nghe và nhìn khẩu hình miệng của GV để đọc theo. Biện pháp này cần phân tích, giảng giải một cách đơn giản khi HS phát âm đề giúp các em phát âm đúng: s/x, ch/tr, r/d/gi… Để HS nhận diện  đúng, khắc sâu vào trí nhớ từ đó các em sẽ đọc tốt hơn.

Ví dụ: Khi dạy đọc từ “ su su ”, từ “ xe lu”

GV hướng dẫn các em đọc s thì hơi uốn cong lưỡi lên, luồng hơi đi vào trong. Còn x thì không uốn lưỡi, luồng hơi thoát ra bên ngoải.

– Về phần ngữ điệu và độ cao của các âm. Giúp học sinh nhận biết sự khác nhau của các âm, cách đọc khác nhau khi ghép với dấu thanh.

Ví dụ:

Bài 7:  Ô .  (Tiếng việt tập 1, lớp 1, Trang 26)

Câu ứng dụng: “ Bố bê bể cá ” âm b kết hợp với âm ê và dấu thanh hỏi thì khi đọc là các em đọc ngắn lại (hơi nhẹ)

Bài 27:  V – X (Tiếng việt tập 1, lớp 1, Trang 66)

Câu nhận biết: “ Hà vẽ xe đạp”  âm v kết hợp với âm e và dấu thanh ngã thì khi đọc là các em đọc dài ra (hơi nặng)

Bài 61: ong – ông- ung – ưng (Tiếng việt tập 1, lớp 1, Trang 134)

Tiếng khóa “ võng”  âm v kết hợp vần ong và dấu thanh ngã thì khi đọc là các em đọc dài ra (hơi nặng)

– Qua phương tiện trực quan giúp HS nhớ bài lâu hơn: Tùy từng bài học giáo viên cần đưa tranh ảnh ( vật thật) giải thích đúng tiếng, đúng từ, đúng nghĩa giúp HS khắc sâu nội dung bài hơn.

7.4. Đối với HS đọc vẹt: Giáo viên cần rèn cho HS kĩ năng đọc thầm. Đây là hình thức đọc đòi hỏi HS có tính tự giác. Trước khi cho HS đọc thầm giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho HS nhầm định hướng rõ việc đọc.

Ví dụ: GV yêu cầu HS đọc thầm các từ ứng dụng, câu văn hay đoạn thơ ứng để tìm ra các tiếng có âm, vần mới vừa học. Sau đó dùng bút chì gạch dưới các tiếng đó.

Giáo viên cần quan sát, theo dõi HS để biết học sinh đọc như thế nào? Đọc đến đâu? Có làm đúng với yêu cầu GV đưa ra hay không? Từ đó cách đọc thầm của HS mới được nâng cao.

Sau khi HS đọc thầm xong GV cho HS đọc trơn các từ, câu, đoạn thơ ứng dụng đó. Để kiểm tra xem học sinh có đọc vẹt hay không, GV chỉ và yêu cầu HS phân tích và đánh vần lại tiếng đó.

  1. 5. Đối với HS đọc ngắt nghỉ chưa hợp lí:Giáo viên hướng dẫn cho HS đọc ngắt nghỉ theo dấu câu (dấu phẩy thì chỉ ngắt hơi, dấu chấm thì phải nghỉ hơi) hoặc ngắt nghỉ theo từng cụm từng có nghĩa. Giọng đọc phải rõ ràng và phát âm chuẩn.

Ví dụ: Bài 24 ua ưa  (Tiếng việt 1 Trang 60)

Hướng dẫn đọc câu ứng dụng: Mẹ đi chợ mua cá, mua cua. Mẹ mua cả sữa chua, dưa lê.

Cho HS quan sát tranh để HS cảm nhận được mẹ mua thức ăn cho cả nhà. Với câu văn này, GV hướng dẫn nghỉ theo dấu chấm. Mẹ đi chợ mua cá,/ mua cua. // Mẹ mua cả sữa chua,/ dưa lê.//

Bên cạnh đó GV hướng dẫn HS cần thể hiện giọng đọc truyền cảm, nét mặt vui tươi rạng rỡ. GV cũng liên hệ đến đời sống thực tế hỏi HS.

* Em nào đã được mẹ mua sữa chua?

* Em có vui mừng hay không?

  1. Phát hiện đề xuất trong dạy học:

Qua thực tế dạy học, cho thấy kết quả học tập của các em chưa cao so với mục tiêu dạy học đề ra, đặt biệt là kĩ năng đọc của các em còn nhiều hạn chế, với nội dung phân tích sư phạm trên, chúng tôi cùng nhau bàn bạc thống nhất xây dựng một số biện pháp luyện đọc tích cực cho HS thông qua tiết dạy thể nghiệm đối chứng kết quả hoàn thiện và viết thành kinh nghiệm sư phạm.

Rèn kĩ năng đọc tự giác, tích cực cho HS.

Những khó khăn khi luyện đọc cho HS cần có giải pháp khắc phục.

Thảo luận, bổ sung, thống nhất đi đến hoàn thiện kết luận sư phạm.

  1. Một số phương pháp/ Kĩ thuật dạy học tích cực áp dụng vào chuyên đề:

          9.1. Một số phương pháp dạy học phân môn học vần:

  1. a) phương pháp trực quan:

Do nhận thức của trẻ thiên về trực quan, tư duy trừu tượng chưa phát triển nên việc sử dụng phương pháp trực quan trong các giờ học  có tác dụng đặc biệt tích cực đối với việc hình thành các kĩ năng lời nói của học sinh. Phương tiện trực quan có thể là vật thật, tranh vẽ, mô hình, bộ chữ thực hành Tiếng Việt, các băng giấy/ thẻ từ chép sẵn nội dung học tập, cũng có thể là chữ viết mẫu hoặc các thao tác làm mẫu của giáo viên. Căn cứ vào mục đích học tập tương ứng với mỗi nội dung cụ thể trong từng bài học, giáo viên vận dụng phương tiện trực quan cho phù hợp và hiệu quả.

  1. b) phương pháp giảng giải, hỏi đáp:

Phương pháp được tiến hành trên cơ sở dựa vào hệ thống câu hỏi của GV và sự trả lời của HS để tìm ra kiến thức mới. Giáo viên cần đưa ra hệ thống câu hỏi ngắn gọn tập trung vào nội dung kiến thức của bài học và phát huy được tính tích cực của HS, tránh hỏi những câu hỏi trả lời có hoặc không.

  1. c) phương pháp so sánh

Phương pháp thường được kết hợp với phương pháp quan sát để giúp HS trên cơ sở quan sát, HS có so sánh hai hay nhiều sự vật, hiện tượng với nhau; từ đó rút ra kết luận vấn đề cần ghi nhớ.

  1. d) phương pháp sử dụng trò chơi học tập 

Do đặc trưng tâm lí lứa tuổi, học sinh lớp 1 đặc biệt hào hứng với các trò chơi. Nắm được điều này, giáo viên có thể động viên học sinh chủ động, tự giác học bài thông qua các trò chơi học tập. Đây là dạng hoạt động học tập được tiến hành thông qua các trò chơi có mục đích hình thành kĩ năng tiếng Việt. Có thể tổ chức cho học sinh chơi sau khi học bài mới (kết hợp luyện tập củng cố kiến thức). Tùy theo bài học và mục đích “chơi”, giáo viên tổ chức hoạt động chơi của học sinh một cách linh hoạt.

9.2.Một số kĩ thuật trong dạy phân môn học vần

          – Kĩ thuật giao nhiệm vụ: Giao nhiệm vụ phải rõ ràng cụ thể. (đọc nội dung nào? Tìm hiểu vấn đề gì?…)

– Kĩ thuật đặt câu hỏi: Câu hỏi phải đúng trọng tâm, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp trình độ HS, phát huy tính tích cực tư duy của HS và sắp xếp theo trình tự từ dễ đến khó.

  1. Chuẩn bị thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo

          Tập thể khối nghiên cứu từng nội dung bài học thiết kế các bài dạy thể nghiệm cho chuyên đề, xem  từng nội dung bài học cụ thể từ đó chuẩn bị tốt các thiết bị dạy học như tranh minh họa, tranh giảng nghĩa các từ, cách hướng dẫn HS phát âm đúng… Tổng hợp tất cả các ý kiến của các thành viên trong khối về nhu cầu thiết bị dạy học cần thiết, tài liệu tham khảo, cùng nhau thiết kế kế hoạch dạy học cho từng bài cụ thể.

  1. Lịch triển khai

          – Tập thể khối 1 nghiên cứu  và phân tích sư phạm

– Soạn bài dạy thể nghiệm qua các tiết dự giờ thảo luận từng tiết.

Lớp ngày Tiết Tên GV Môn Bài
1A 13/10 2 Minh T. Việt   Bài: R r S s
1B 14/10 1 Lài T. Việt Bài: Th th ia
1C 20/10 2 Xuân T. Việt Bài : Ôn tập và kế chuyện
1D 21/10 1 Vy T. Việt Bài : an- ăn – ân
1E 28/10 1 Rương T. Việt Bài : Luyện  tập chính tả

– Sau khi dạy các tiết thử nghiệm rút kinh nghiệm thống nhất lại phương pháp dạy của từng hoạt động.

– Thảo luận chung hoàn chỉnh chuyên đề

– Báo cáo chuyên đề và dạy minh họa

  1. Kết quả các tiết/bài dạy

Khi tiến hành áp dụng những giải pháp từ nội dung chuyên đề, tiến hành dạy thể nghiệm ở các lớp, theo dõi sự tiến bộ của HS trong môn học vần như sau:

 

 

Tiết / bài học

 

Học sinh đọc đúng, rõ ràng, rành mạch

 Học sinh đọc chưa đúng, (một số tiếng, từ)

 

Học sinh không đọc được chữ cái
Lớp/HS SL % SL % SL %
Bài 21: R  r S s 1A: 28 11 39,28 15 53,57 2 7,15
Bài 23: Th th ia 1B: 28 10 35,71 16 57,14 2 7,15
Bài 25: Ôn tập và kể chuyện 1C: 29 10 34,48 17 58,62 2 6,90
Bài 29: Luyện tập chính tả 1E: 25 11 44 12 48 2 8
Bài : an, ăn, ân 1D: 26 9 34,61 15 57,69 2 7,69

 

  1. Kết luận sư phạm

Qua thời gian nghiên cứu trao đổi xây dựng áp dụng vào thực tế dạy học khối 1, năm học 2020 – 2021 thu nhận kết quả cụ thể như sau:

– Phần lớn GV trong khối thực hiện thống nhất với phương pháp dạy học. Các hình thức tổ chức dạy học nhất quán, thuận tiện trong công tác dự giờ rút kinh nghiệm.

– Có được kết quả nêu trên là nhờ vào những việc làm như sau:

+ GV vận dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy được tính tích cực sáng tạo của HS.

+ Trong quá trình dạy học trước khi lên lớp nghiên cứu kĩ nội dung phương pháp, mục tiêu cụ thể của từng bài và khả năng nhận thức của từng đối tượng HS trong lớp. Từ đó lập kế hoạch, lựa chọn phương pháp và hình tổ chức phù hợp nhằm phát huy tối đa năng lực học tập của HS. (Đối tượng HS đọc chưa đúng, đọc đúng, đọc lưu loát)

+ Tạo không khí lớp học sôi nổi, hào hứng, trong sôi nổi hào hứng phải mang tính kỉ luật cao về thói quen nề nếp lớp học.

Trên đây là nội dung sinh hoạt chuyên đề của tập thể khối 1 đã nghiên cứu trao đổi, xây dựng và thực hiện. Đương nhiên sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tập thể khối 1 rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý lãnh đạo cùng Quý thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện hơn.